go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Quản lý thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài từ khi Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực

(Pháp lý) – Việc quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân, nhà cung cấp nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam nhưng không có đại diện chính thức tại Việt Nam thời gian gần đây có nhiều kết quả tích cực, đặc biệt từ khi Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực.
anh-1-1675250117.jpg

Các Nhà cung cấp nước ngoài nộp thuế 1.800 tỷ đồng (ảnh minh hoạ)

Những kết quả khả quan…

Theo Tổng cục Thuế, ngày 27/1, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã kê khai và nộp 1.800 tỷ đồng tiền thuế cho Việt Nam thông qua Cổng thông tin điện tử dành cho các nhà cung cấp nước ngoài.

Cụ thể, Meta (công ty mẹ Facebook) nộp 34,5 triệu euro (hơn 880 tỷ đồng), Google nộp 28,8 triệu USD (gần 676 tỷ đồng); Apple nộp 174 tỷ đồng…

Tổng cục Thuế đánh giá đây là tín hiệu tích cực trong công tác phối hợp kê khai và thu thuế giữa cơ quan thuế Việt Nam và các nhà cung cấp nước ngoài.

Theo Tổng cục Thuế, năm 2022, với việc triển khai thành công Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đã đánh dấu một bước tiến đối với ngành thuế Việt Nam trong quản lý thuế theo xu hướng quốc tế. Sau hơn 8 tháng triển khai (từ 21/3/2022), hiện đã có 45 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.

Các nhà cung cấp nước ngoài đến từ nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ; Hà Lan; Hàn Quốc; Singapore; Hong Kong (Trung Quốc); Ireland; Lithuania; Thụy Sỹ… Tổng số thuế đã nộp hơn 3.177 tỷ đồng; trong đó, gần 1.900 tỷ đồng các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp trực tiếp qua cổng TTĐT dành cho nhà cung cấp nước ngoài và phần còn lại do các bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay (trong đó Facebook là 1.748 tỷ đồng, Google là 979 tỷ đồng).

Có 06 nhà cung cấp nước ngoài lớn Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ TMĐT kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam.

Đến từ những thay đổi lớn trong chính sách quản lý thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài

Nếu như trước đây, tổ chức, cá nhân, nhà cung cấp nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam nhưng không có đại diện chính thức tại Việt nam thì việc quản lý thuế chủ yếu thông qua hình thức thu thuế nhà thầu theo quy định tại thông tư 103/2014/TT-BTC. Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có trụ sở tại Việt Nam nhưng có kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam phải nộp thuế nhà thầu thông qua các đại lý, cá nhân tổ chức sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, “kẽ hở” lớn nhất của các quy định này lại giao trách nhiệm kê khai đóng thuế cho các tổ chức, cá nhân chi trả kê khai doanh thu và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài. Bởi, trách nhiệm kê khai phụ thuộc vào tính tự giác của các tổ chức, cá nhân chi trả là khách hàng sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài.

Chính điều này đã gây nhiều khó khăn, bởi cơ quan thuế rất khó kiểm soát được doanh thu của các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là các công ty công nghệ nghệ lớn như  các tập đoàn, công ty công nghệ lớn như Google, Facebook hay Netflix... nếu như đơn vị chi trả không kê khai nộp thay.

anh-2-1675250131.jpg

Những thay đổi lớn trong chính sách quản lý thuế mang lại nhiều kết quả tích trong quản lý thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài (ảnh minh hoạ)

Để giải quyết những bất cập trước đây trong quản lý thuế, thu thuế đối với hoạt động TMĐT, cũng như khắc phục những “lỗ hổng” trốn tránh thuế, cơ quan có thẩm quyền đã chủ động thực hiện rà soát, ban hành một số cơ chế, chính sách quản lý hoạt động của lĩnh vực TMĐT như: Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Theo đó, Luật Quản lý thuế 2019 đã bổ sung quy định đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (khoản 4 Điều 42).

Ngoài ra, Luật còn quy định rõ trách nhiệm của các bộ ngành liên quan như Bộ Thông tin - Truyền thông, Ngân hàng… phối hợp với cơ quan thuế cung cấp, xác định thông tin giao dịch đối với hoạt động thương mại điện tử. Điều 27 quy định, ngân hàng thương mại có nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định go88 game bài đổi thưởng về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam. Đây được coi là biện pháp mạnh mẽ của Việt Nam nhằm chống thất thu thuế đối với các dịch vụ thương mại xuyên biên giới.

Tiếp đó, ngày 29/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều của Luật Quản lý thuế.

Thông tư số 80/2021/ TT-BTC quy định rõ một chương riêng về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Theo đó, nhà cung cấp xuyên biên giới có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, đại lý thuế hoạt động theo go88 game bài đổi thưởng Việt Nam thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế Việt Nam.

Người dùng cá nhân sử dụng dịch vụ của công ty xuyên biên giới thì công ty đó có nghĩa vụ nộp thuế. Số phí người dùng nộp đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp này chưa kê khai do cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, chưa có pháp nhân hiện diện ở Việt Nam. Nếu doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng dịch vụ của các công ty đó thì có thể kê khai và nộp thuế cho nhà thầu.

Đặc biệt, với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, Luật Thuế giá trị gia tăng trước đây cũng chưa quy định rõ ràng, không xác định doanh nghiệp xuyên biên giới cung cấp dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng, mà cho rằng doanh nghiệp không có hiện diện pháp nhân ở Việt Nam thì không thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng. Hiện nay, Thông tư số 80/2021/TT-BTC quy định rõ doanh nghiệp dù hiện diện pháp nhân ở đâu thì khi dịch vụ đó được tiêu dùng ở Việt Nam thì vẫn thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng.

Để hiện đại hoá trong công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ các quy định go88 game bài đổi thưởng về thuế tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã có chỉ đạo về việc xây dựng Cổng thông tin điện tử dành riêng cho nhà cung cấp nước ngoài. Đây là công cụ quản lý thuế theo hướng hiện đại hóa áp dụng công nghệ và nâng cao tính tuân thủ của nhà cung cấp nước ngoài.

Theo đó, ngày 21/03/2022, Bộ Tài chính chính thức khai trương, đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quản lý thuế đối với nhà cung cấp nước ngoài hoạt động xuyên biên giới.

Nhìn chung, trong những năm qua, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền các cấp đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động thu thuế các dịch vụ xuyên biên giới.

Nam Kiên

Bạn đọc đặt go88 game bài đổi thưởng dài hạn vui lòng để lại thông tin