go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: “của để dành” cho người lao động tự do

Lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được nghỉ hưu sớm so với quy định chung, có thêm chế độ thai sản, cũng như các hỗ trợ về nguồn lực khác đi kèm… Đây là những chính sách mới, nếu được thông qua, lao động thuộc khu vực phi chính thức sẽ tiếp cận gần hơn với lương hưu, giúp người lao động có cuộc sống ổn định khi về già.

1-1695807824.jpg

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện tới người lao động tự do.

Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, BHXH tự nguyện đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong việc bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân. Sau 15 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 1,45 triệu người.

Đề xuất được nghỉ hưu sớm 2- 5 năm

Để tăng thêm hấp dẫn cho chính sách BHXH tự nguyện, Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã đề xuất lao động tham gia BHXH tự nguyện trước tháng 7/2025 có thể hưởng lương hưu ở tuổi 55 với nữ và 60 tuổi với nam. Lao động không bị trừ 2% như trường hợp nghỉ hưu trước tuổi. Nếu đề xuất được thông qua, người tham gia ở khu vực tự nguyện được nghỉ hưu sớm 2-5 năm so với lao động ở khu vực bắt buộc.

Chính sách không áp dụng với người tham gia BHXH bắt buộc. Điều kiện hưởng lương hưu của lao động khu vực này theo quy định hiện hành là 20 năm đóng BHXH, sắp tới giảm xuống 15 năm và đủ tuổi về hưu theo lộ trình, 60-62 tuổi.

Với người tham gia BHXH tự nguyện sau tháng 7/2025, điều kiện hưởng lương hưu được đề xuất áp dụng theo quy định chung. Cụ thể, lao động đóng 15 năm BHXH và đủ 61 tuổi 3 tháng với nam và 56 tuổi 8 tháng với nữ. Sau đó, tuổi hưởng lương hưu mỗi năm tăng thêm ba tháng với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Bộ LĐ-TB&XH lý giải Luật BHXH 2014 quy định người đóng BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi tham gia đủ 20 năm BHXH và đủ 55 tuổi với nữ, 60 tuổi với nam. Các cơ quan, tỉnh thành vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu trên cơ sở này. Trong khi đó, tuổi hưu đã tăng theo lộ trình trong Bộ luật Lao động năm 2019. Đề xuất nhằm phù hợp định hướng tăng tuổi hưu và kế thừa cam kết của nhà nước, tránh ảnh hưởng niềm tin của người dân vào chính sách tự nguyện.

Hiện nay, khi tham gia BHXH tự nguyện người dân không chỉ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng mà còn có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; người thân được nhận chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời...

Theo số liệu của Bộ LĐ-TB&XH, sau 15 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, số người tham gia đạt 1,45 triệu người.

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ, mức đóng thấp nhất của người tham gia BHXH tự nguyện hiện nay là: 231.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ nghèo); 247.000 đồng/tháng (với người thuộc hộ cận nghèo); 297.000 đồng/tháng (với đối tượng khác).

Không chỉ được thụ hưởng nhiều quyền lợi, chế độ, thủ tục đăng ký đóng, nộp BHXH tự nguyện cũng rất thuận tiện, nhanh chóng tạo thuận lợi cho người tham gia. Người tham gia nộp hồ sơ và đóng tiền BHXH tự nguyện theo quy định tại tổ chức dịch vụ được ủy quyền thu BHXH, bảo hiểm y tế hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú hoặc tạm trú.

Bổ sung chế độ thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện

Nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện, ngoài đề xuất thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu như trên, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện.

Theo đó, người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, thì được hưởng trợ cấp bằng 2 triệu đồng cho một người con.

Chế độ trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện do ngân sách nhà nước đảm bảo, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không phải đóng thêm so với hiện hành.

Thẩm tra nội dung này trong dự án Luật, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh giá quy định trợ cấp thai sản đối với người tham gia BHXH tự nguyện ở mức 2 triệu đồng là chưa phù hợp với thực tế, đây là mức hỗ trợ được triển khai từ năm 2015. Do đó, để thu hút người lao động sớm tham gia vào hệ thống BHXH, đề nghị Chính phủ nghiên cứu nâng mức hỗ trợ này lên mức phù hợp hơn.

Về trợ cấp thai sản đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện, Thường trực Ủy ban Xã hội nhận thấy các quy định của chế độ trợ cấp thai sản mới chỉ chú trọng vào lợi ích vật chất mà người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng, chưa chú trọng đến những quyền lợi cũng rất quan trọng như được nghỉ việc để đi khám thai, nghỉ việc khi thực hiện biện pháp tránh thai, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, nghỉ việc khi đình chỉ thai nghén…

Uỷ ban Xã hội cho rằng, đây là những lợi ích rất cần thiết đối với người lao động nữ khi mang thai, đồng thời thể hiện được tính bình đẳng giữa các chế độ bảo hiểm xã hội trong hệ thống BHXH quốc gia.

Hướng tới BHXH toàn dân, thu hút người lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngoài đề xuất được nghỉ hưu sớm 2- 5 năm, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất bổ sung thêm chế độ chế độ thai sản đối với người lao động. Nếu được Quốc hội thông qua, người lao động ở khu vực phi chính thức, lao động tự do, có thu nhập thấp và không ổn định, sẽ giúp người lao động tự do gia tăng chế độ, quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện.

Thành Chung

Link nội dung: //ids-ip.com/bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-cua-de-danh-cho-nguoi-lao-dong-tu-do-a257410.html