Trong khi biến thể Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh trên toàn cầu, việc cung ứng vắc-xin vẫn là vấn là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, không thể không vinh danh các nhà khoa học đã có sự trải nghiệm quý báu và tích trữ kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc-xin.
Theo The Economist, chỉ một tháng sau trường hợp ca bệnh đầu tiên sốt liên quan đến hệ hô hấp được báo cáo, chuỗi gen di truyền của virus đã được công khai vào ngày 11/01/2020. Ngay lập tức, ngày 15/01, Moderna – công ty dược sinh học đã hợp tác với Viện Y học quốc gia Mỹ hoàn thành thiết kế phiên bản phân tử vắc-xin tương ứng. 62 ngày sau, ngày 16/3 những thử nghiệm trên người bắt đầu. Bà Maggie Keenan, 91 tuổi tiêm mũi vắc xin Pfizer đầu tiên ngày 8/12/2020. Đây là một bước tiến lớn khi so sánh với vắc-xin cho bệnh bại liệt tại Mỹ đã phải mất hành trình tới 20 năm từ thử nghiệm đến được cấp giấy phép.
Tuy vậy, các nhà khoa học có thể thậm chí làm tốt hơn. Đầu năm 2021, theo mô hình thống kê phân tích, dịch bệnh có thể lấy mất sinh mạng từ 4 đến 8 triệu người. Nếu có thể sản xuất vắc xin hàng loạt và quy mô nhanh hơn, hàng trăm ngàn người có thể được cứu. Điều này toàn toàn khả thi nếu thế giới phải đối với dịch bệnh tương tự.
Katalin Kariko, một trong những nhà khoa học tham gia vào tiến trình hình thành công nghệ sản xuất hai loại vắc xin thành công nhất hiện nay Pfizer và Moderna đã dành tới 30 năm nghiên cứu cơ chế vắc xin kháng bệnh cho thấy đây là một nỗ lực lớn của giới khoa học đối với loại dịch bệnh truyền nhiễm rất mới này.
Theo The Economist, các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống thiết bị hoá sinh trong phòng thí nghiệm và giải pháp điện toán để xem xét tiến hoá vi rút. Qua đó đã quét được sự đột biến và hoán đổi liên tục của các protein mang mầm bệnh. Các đột biến được kết hợp khiến dịch bệnh lan nhanh hơn và đó là cách mà biến thể Delta của Covid-19 đang hoành hành trên thế giới.
Nắm được phương thức này, các nhà khoa học có thể tích trữ vắc-xin và phương pháp trị liệu trước khi các mầm bệnh gây đột biến và lây lan. Người bệnh có thể được tiêm vắc xin trước để phòng ngừa, chính sự chuẩn bị sẵn sàng và phương thức trị liệu đúng đắn sẽ cứu được rất nhiều người.
The Economist, với tư duy sẵn sàng và nỗ lực nhanh chóng dập tắt đà lây lan đang là giải pháp chung hữu hiệu các khu vực dịch bệnh. Xét nghiệm và truy vết liên hệ phải được tiến hành ngày sau khi những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện cho thấy mầm bệnh đang lây lan. Dịch bệnh đang cho thấy, những cơ sở xét nghiệm trung tâm lớn đang có chu kỳ chậm hơn so với những bộ phận địa phương nhỏ hơn nơi dễ dàng lấy mẫu xét nghiệm ngay tại chỗ.
Những cơ sở tại chỗ phải luôn sẵn sàng xử lý nếu có dịch bệnh, bằng sự cơ động và khả năng xét nghiệm truy tìm nguồn gốc căn nguyên dịch bệnh. Như khi tại sân bay, ngay khi mầm bệnh vừa phát hiện, trung tâm xét nghiệm có thể tập hợp và xét nghiệm các mẫu trong vòng ít hơn một giờ để truy vết và khống chế nguồn dịch.
Cũng theo The Economist, luôn cần có sự vào cuộc tích cực của chính phủ các quốc gia. Đồng thời, cơ quan y tế có kinh nghiệm với bản chất tiến trình của hệ thống sản xuất vắc xin cập nhật, tạo thuận lợi quy trình cấp phép, sao cho vắc xin có thể được cập nhật sẵn sàng bảo vệ người bệnh trước biến thể của vi rút.
Các cơ sở có thể sản xuất vắc xin phiên bản cập nhật dễ dàng với những thay đổi thích nghi phù hợp, đảm bảo tính an toàn vắc- xin, khắc chế những mầm bệnh mới xuất hiện mà không phải bắt đầu lại quy trình phức tạp xin phép cho mỗi lần sản xuất.
Không ai biết khi nào dịch bệnh tiếp theo xuất hiện. Mầm bệnh mới luôn có thể xuất hiện trong môi trường phức tạp, không dễ đoán, nơi con người chúng ta lơi lỏng kiểm soát và lơ là phòng bị. Một căn bệnh mới có thể bắt đầu ngay đây khi vi khuẩn lạ có thể xuất hiện, hoặc vi rút đột biến gây ảnh hưởng xấu...Chúng ta không thể dừng dịch bệnh nhưng thái độ sẵn sàng, chủ động chuẩn bị luôn là phương pháp trị liệu tốt nhất.
Theo nguoiduatin.vn
Nguồn bài viết:
Link nội dung: //ids-ip.com/phat-trien-vac-xin-phan-ung-truoc-dich-benh-cua-cac-nha-khoa-hoc-se-nhanh-hon-a252916.html