go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Covid-19 tại Hàn Quốc một lần nữa tác động đến các doanh nghiệp nhỏ

Các trường hợp nhiễm Covid-19 đã tăng lên mức kỷ lục ở Hàn Quốc, dẫn đến các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn đang gây áp lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã quay cuồng với các đợt bùng phát trước đó và làm gia tăng khoảng cách giữa các công ty lớn và các đối thủ nhỏ hơn trong nước.

9-1626745992.jpeg

Cũng như ở nhiều quốc gia khác, các doanh nghiệp tư nhân ở Hàn Quốc như nhà hàng đang phải chịu gánh nặng của các chính sách nhằm hạn chế sự di chuyển của người dân để kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Trong khi các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc có kết quả tốt hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài của họ, thì khoảng cách ngày càng tăng trong nước khiến các cơ sở kinh doanh nhỏ hơn lo lắng.

Chính phủ đã và đang hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ bằng các khoản cứu trợ giúp họ vượt qua gánh nặng của cuộc khủng hoảng COVID-19. Hàn Quốc hiện cũng đang xem xét một khoản ngân sách bổ sung trị giá 33 nghìn tỷ won (tương đương 28,7 tỷ USD) - đây là gói cứu trợ thứ ba kể từ khi bắt đầu đại dịch. Chi tiêu bao gồm các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và các khoản để thúc đẩy tiêu dùng.

Park Kyung-kuk đã điều hành một nhà hàng ở Seoul phục vụ các món hầm và cơm chiên trong 5 năm qua. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, anh ấy đã cố gắng trụ vững bằng cách tăng cường giao hàng nhưng vẫn phải vật lộn với doanh thu sụt giảm và tỷ suất lợi nhuận thu hẹp.

Chủ sở hữu đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, nhưng ông ngày càng bi quan và chỉ biết hy vọng vào lượt mua của khách hàng mang về như một giải pháp cứu cánh tạm thời. 

"Tại một số thời điểm, người dân phải hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ của chúng tôi bằng những thứ như tiền boa cho các tài xế giao hàng", Park nói. "Tôi không nghĩ chính phủ có thể làm gì để vực dậy được chúng tôi nếu chúng tôi không chịu cố gắng để tồn tại".

Hàn Quốc hôm thứ Tư (14/7) tuần trước báo cáo số ca nhiễm cao kỷ lục hàng ngày là 1.615 trường hợp, do các biến thể lây lan nhanh chóng trong giới trẻ ngay cả khi đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt. Con số hàng ngày sau đó đã giảm bớt phần nào và tổng số ca nhiễm là 179.203 với 2.058 ca tử vong tính đến hôm nay (19/7).

Các vấn đề về nguồn cung đã cản trở việc triển khai tiêm chủng chủ yếu dựa trên độ tuổi của đất nước. Cho đến nay, chỉ có khoảng 30% dân số được tiêm một liều duy nhất, trong khi khoảng 12% được tiêm chủng đầy đủ.

Nền kinh tế Hàn Quốc bị chi phối bởi một số ít các công ty và tập đoàn khổng lồ đã tận dụng quy mô và chuyên môn kỹ thuật của họ để duy trì sức mạnh trong suốt đại dịch. Nhiều người trong số này đã dựa vào xuất khẩu để tồn tại, và không có dấu hiệu nào cho thấy làn sóng nhiễm hiện tại sẽ ảnh hưởng nhiều đến họ. 

Nhà sản xuất thép Posco ghi nhận lợi nhuận lớn nhất kể từ năm 2006 trong quý thứ hai trong khi Samsung Electronics chứng kiến ​​lợi nhuận tăng 53% nhờ doanh số bán chip nhớ tăng nhanh chóng nhờ nhu cầu đã tăng vọt trong thời gian đại dịch.

Trong khi đó, các công ty thương mại điện tử non trẻ, bao gồm gã khổng lồ giao hàng Coupang và Market Kurly, đã phát triển một thị trường ngách trong lĩnh vực bán hàng tạp hóa qua đêm đã chứng kiến ​​doanh thu tăng mạnh do nhu cầu giao hàng tận nhà cao hơn.

91-1626746025.jpeg

Một người bán hàng trên con đường vắng khách ở Seoul vào ngày 9 tháng 7. Ảnh: Reuters

Munseob Lee, trợ lý Giáo sư kinh tế tại Đại học California, San Diego cho biết: “Các công ty thương mại điện tử đã đầu tư rất lớn và người tiêu dùng thích nghi với công nghệ mới. Điều này sẽ làm gia tăng thêm bất bình đẳng giữa các tập đoàn quy mô lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ."

Lee nói thêm rằng các dịch vụ như thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm bị chi phối bởi các công ty công nghệ lớn có đủ ảnh hưởng để quyết định giá cả. Ông nói: “Điều này làm giảm tỷ suất lợi nhuận vốn đã hạn hẹp của việc tự kinh doanh, vốn đã được sử dụng như một phương sách cuối cùng cho những người thất nghiệp. Sự chuyển đổi này là không thể tránh khỏi nhưng nhanh hơn dự kiến."

Trong khi các công ty thị trường của đất nước đã có kết quả tốt, các lĩnh vực dịch vụ và khách sạn, vốn đang gặp khó khăn ngay cả trước COVID, đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc công bố trong tuần này cho thấy doanh số bán hàng của các thương nhân đã giảm 78,5% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm 2020, với 58% số người được hỏi cho rằng sự sụt giảm là do COVID.

Cửa hàng quần áo và hoa, nhà hàng, tiệm giặt khô và tiệm làm tóc là một trong những loại hình kinh doanh có nhiều khả năng báo cáo lỗ nhất và tình trạng có thể còn tồi tệ hơn.

Chính phủ đã ban hành một loạt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt vào ngày 12 tháng 7 và sẽ được duy trì trong ít nhất hai tuần. Theo quy đinh, các cuộc tụ tập với hơn 2 người bị cấm sau 6 giờ chiều và các nhà hàng, rạp chiếu phim và phòng tập thể dục phải đóng cửa trước 10 giờ tối

Từ giữa đến cuối tháng 7 là mùa nghỉ chính của Hàn Quốc, nhưng các nhà chức trách đang khuyến khích người dân ở trong nhà và hạn chế đi du lịch liên tỉnh, điều này sẽ làm mất đi thu nhập chính của ngành du lịch và khách sạn.

Một nhóm các thương gia đã lên án chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in đã làm xáo trộn cả nền kinh tế và chương trình tiêm chủng của đất nước, khiến họ phải đối mặt với khó khăn.

Kim Ki-hong, người đứng đầu một hiệp hội doanh nghiệp nhỏ tại một cuộc họp báo ngày 14/7 cho biết: “Trong năm rưỡi qua, chính phủ chỉ nói 'hãy đợi' trong khi các doanh nghiệp hoạt động độc lập luôn là nạn nhân của các chính sách của họ để giải quyết vấn đề này

Các thương gia đang mong muốn chính phủ dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, nói rằng sinh kế của họ đang bị đe dọa.

"Chúng tôi đang chịu đựng những khoản nợ và khó khăn thì ngày càng chồng chất. Liệu chúng tôi sẽ phải đóng cửa bao lâu nữa", Kim nói. 

Theo doanhnghiephoinhap.vn

Nguồn bài viết: 

Link nội dung: //ids-ip.com/covid-19-tai-han-quoc-mot-lan-nua-tac-dong-den-cac-doanh-nghiep-nho-a252667.html