go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Những quyết sách chưa có tiền lệ của Chính phủ trước bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư

(Pháp lý) – Đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả đó có được chính là nhờ tinh thần quyết tâm đồng lòng của Chính phủ, Bộ ban ngành từ TW đến các địa phương và người dân. Đặc biệt trong lần bùng phát làn sóng dịch bệnh lần thứ tư cho đến nay, những quyết sách chưa từng có trong tiền lệ của Chính phủ,  cho thấy sự quyết liệt, quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị trong việc kiên quyết kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân; duy trì, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục và phát triển kinh tế. 

image001-1626704231.jpg
Đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Cuộc họp khẩn cấp ngày 30/4… 

Ngay sau khi xuất hiện chùm ca bệnh ngày 29/4 tại tỉnh Hà Nam, vào sáng 30/4 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp khẩn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tại kết luận cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban ngành, các địa phương cần bám sát thực tiễn, bổ sung các quy định, quy chế, tích cực tuyên truyền, phổ biến, chỉ đạo. Khâu tổ chức thực hiện các quy định, quy chế phải siết chặt hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn nữa. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, mỗi cá nhân phải vào cuộc quyết liệt hơn. Các cơ quan chức năng xem xét biểu dương những cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt, thực hiện nghiêm, không để xảy ra những sự cố. 

Đồng thời kiểm điểm, xem xét xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không làm tốt. Và nhân rộng những nơi, điển hình làm tốt; dứt khoát phải kiểm điểm trách nhiệm những tập thể, cá nhân không làm nghiêm. Kiểm điểm, đánh giá, truy cứu trách nhiệm theo quy định của Đảng, go88 game bài đổi thưởng của Nhà nước đối với những địa phương, cá nhân thực hiện không đúng.

image002-1626704263.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp khẩn ứng phó dịch Covid-19.

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh và tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ, kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về vấn đề này. Yêu cầu cả hệ thống chính trị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội phải vào cuộc để thực hiện mục tiêu kép (vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế – xã hội), nhưng mục tiêu cao nhất vẫn là bảo vệ an toàn sức khỏe cho cộng đồng, cho người dân. 

Chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19

Tiếp đó vào ngày 02/5, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 570/CĐ-TTg về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trong Công điện, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những kết quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại một số địa phương trên cả nước (Vĩnh Phúc, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lâm Đồng). Tuy nhiên, trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, người đứng đầu Chính phủ cũng nhận thấy nhiều nơi xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là thực hiện chưa nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định trong điều kiện cả nước đang tích cực chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021–2026. 

Do đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và các quy định, quy chế về phòng, chống dịch của Bộ Y tế. Mọi trường hợp lơ là, chủ quan thiếu trách nhiệm, thực hiện không nghiêm các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch phải được xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân để xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và go88 game bài đổi thưởng của Nhà nước.

Trên cơ sở bám sát tình hình thực tiễn, kinh nghiệm phòng chống dịch của các nước và các địa phương trong thời gian qua; bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia để rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định hiện hành về phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần phân cấp, phân quyền tối đa đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và cá thể hóa trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt phòng, chống dịch có hiệu quả nhất, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình hiện nay.

Nghị quyết 68: quyết sách thiết thực, hợp lòng dân

Tình hình dịch bệnh kéo dài đã gây ra những khó khăn về đời sống mưu sinh của người dân, trước tình hình đó vào ngày 01/7, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với khoản trợ cấp 26.000 tỷ.

Nghị quyết 68 của Chính phủ ban hành vào đúng thời điểm làn sóng thứ tư dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp và nghiêm trọng. Từ tháng 4 đến nay, cộng đồng doanh nghiệp, những người sử dụng lao động và người lao động, mọi tầng lớp nhân dân như “ngồi trên đống lửa” vì những tác động tiêu cực của đợt cao điểm bùng phát đại dịch đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước.

3-1626704324.jpg

 Người dân nhận tiền hỗ trợ tại UBND P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Gia Hân

Gói hỗ trợ được đánh giá với 4 điểm nổi bật, như sau: 

Thứ nhất, đây là gói hỗ trợ của Chính phủ đối với đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh đang diễn ra. Đời sống của phần lớn người lao động bị ảnh hưởng do thu nhập bị giảm sút và mất việc làm (báo cáo về tình hình lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2021 của Tổng cục Thống kê cho biết cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. So với quý I, dịch bệnh đã làm tăng thêm 3,7 triệu lao động rơi vào tình trạng này), các chủ doanh nghiệp cũng vô cùng khốn đốn (chỉ tính 5 tháng đầu năm 2021 đã có gần 60.000 doanh nghiệp trên cả nước phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động, hoặc giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020). Do vậy, Nghị quyết 68 của Chính phủ là một quyết sách kịp thời, đúng lúc, có tác dụng hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trước đại dịch.

Thứ hai, so với gói hỗ trợ lần 1 (năm 2020), gói hỗ trợ lần này theo Nghị quyết 68 được mở rộng cả phạm vi, hình thức và đối tượng hỗ trợ với 12 chính sách hỗ trợ. Việc mở rộng phạm vi, đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 không chỉ thể hiện sự bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ, mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch.

Thứ ba, các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 không chỉ là giải pháp hỗ trợ cấp thiết trong hiện tại mà còn giúp người lao động và doanh nghiệp có sự chuẩn bị cần thiết để tiếp tục tham gia thị trường lao động. Đây là biện pháp góp phần giúp doanh nghiệp được vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi để trả lương cho người phải ngừng việc và hỗ trợ vốn tín dụng khi quay lại sản xuất kinh doanh. Nghị quyết cũng đưa ra chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động với mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng.

Thứ tư, việc ban hành một quyết sách không chỉ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn mà còn tạo điều kiện, tiền đề để chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống có hiệu quả. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ cụ thể, Nghị quyết 68 đã quy định rõ các nguyên tắc trong quá trình thực hiện, đó là: bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện; phân cấp trách nhiệm hỗ trợ giữa ngân sách Nhà nước Trung ương và ngân sách Nhà nước địa phương (tỉnh, thành phố).

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và quán triệt quan điểm thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, sự ra đời của Nghị quyết 68 góp phần tạo thêm niềm tin, động lực và khả năng chống chịu của người lao động và doanh nghiệp với đại dịch.

Nghị quyết không chỉ giúp người lao động và doanh nghiệp có thêm nguồn lực để chống đỡ dịch bệnh mà quan trọng hơn là sự hỗ trợ cần thiết để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh, đủ sức tự đứng vững vượt qua tác động tiêu cực của dịch bệnh.

6 mục tiêu quan trọng nhằm kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh 

Tại Hội nghị trực tuyến với 27 tỉnh, thành phố phía Nam, kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ 6 mục tiêu quan trọng trong thời gian tới nhằm kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh trước những diễn biến vô cùng phức tạp. Thủ tướng yêu cầu tận dụng tối đa những “giờ vàng, ngày vàng, tuần vàng” khi đang thực hiện cách ly, quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa để mang lại cuộc sống bình thường, bình yên cho nhân dân.

Thủ tướng nêu rõ 6 mục tiêu trong thời gian tới. Theo đó, quyết tâm ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân là trên hết, trước hết, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống; tập trung cứu chữa các ca bệnh, hạn chế thấp nhất các ca tử vong. Giữ vững tình hình an ninh trật tự, bảo đảm an sinh xã hội trong bất cứ hoàn cảnh nào. Kiểm soát chặt chẽ biên giới và các khu cách ly, phong tỏa. Nhanh chóng ổn định tình hình để nhân dân trở lại sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường. Bảo vệ vững chắc các nhà máy, khu công nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu và toàn quốc.

Chính phủ không chỉ ghi nhận những nỗ lực phòng dịch của các địa phương mà còn thẳng thắn phê bình những hạn chế, như: có nơi, có lúc chưa bám sát diễn biến tình hình, chưa dự báo, lường hết được những khó khăn, đặc biệt là sự lây lan nhanh của biến chủng virus mới. Có nơi, có lúc bị động, lúng túng, thậm chí bất ngờ, một bộ phận người dân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, chưa chấp hành nghiêm các quy định, nhất là quy định, hướng dẫn phòng chống dịch. Những điều này khiến kết quả phòng chống dịch tại một số địa phương chưa cao, chưa được như mong muốn.

Do đó, Thủ tướng đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các cấp, các ngành phải phân tích, mổ xẻ nghiêm túc, kịp thời khắc phục những hạn chế nói trên để làm tốt hơn. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các cấp, các ngành bám sát các mục tiêu này, căn cứ tình hình cụ thể để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Ba ưu tiên khi áp dụng Chỉ thị 16

Tại cuộc họp với một số bộ, ngành về công tác chuẩn bị triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 969/TTg-KGVX về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương vào chiều ngày 17/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị 16) tuy là quyết định khó khăn nhưng rất cần thiết tại thời điểm này. Do đó Chính phủ đã nêu ra ba ưu tiên khi áp dụng, như sau: 
Thứ nhất, phải ưu tiên trên hết việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe nhân dân. Thứ hai phải đảm bảo hệ thống y tế không bị quá tải bởi hệ thống y tế không chỉ chữa cho người mắc Covid-19 mà còn điều trị các bệnh khác cho người dân. Thứ ba, do chưa có đủ vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng nên các lực lượng phải kiềm chế dịch ở mức thấp nhất có thể.

31-1626704499.jpg

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việc áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam nhằm giảm tốc độ lây lan của dịch, không để dịch lan rộng ra cả tất cả khu vực, sau đó lan ra cả nước. Ảnh: VGP/Đình Nam

Cùng với việc áp dụng đồng bộ Chỉ thị 16, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng yêu cầu phải tạo cơ chế để sản xuất an toàn, đặc biệt lưu thông, phân phối an toàn. Không mất cảnh giác nhưng không thể để ách tắc trong lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống người dân và sản xuất.

Phó Thủ tướng lưu ý phải thực hiện rõ ràng ở từng cấp, ngành, bộ phận và từng người; phải có kế hoạch cụ thể từng ngày. Trách nhiệm của chính quyền, nghĩa vụ của người dân phải rõ ràng, minh bạch; huy động người dân cùng tham gia, giám sát minh bạch.
Phó Thủ tướng đặc biệt chú trọng công tác chăm lo cho đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người bị ảnh hưởng, không có thu nhập, không có tích lũy… Cùng với việc huy động sức mạnh của cả hệ thống, chúng ta phát động nhân dân cùng chăm lo, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau.

Nhấn mạnh việc nỗ lực duy trì sản xuất an toàn trong thực hiện giãn cách xã hội, Phó Thủ tướng nêu rõ, các ngành, cấp cùng vào cuộc đồng bộ, thông suốt không chỉ trong khu vực thực hiện giãn cách xã hội mà còn chung trên cả nước.

Áp dụng Chỉ thị 16 giãn cách toàn xã hội đối với 19 tỉnh, thành phố phía Nam 

Nếu như trước đó, trong các đợt dịch thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Chỉ thị 16 giãn cách toàn xã hội chỉ được áp dụng trên địa bàn một số địa phương phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh thì đến nay, trước tình hình dịch bệnh diễn biến vô cùng khó lường, Chỉ thị 16 được áp dụng trên 19 tỉnh, thành phố phía Nam.

Theo đó, 19 địa phương cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 là: TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, Bình Dương và Đồng Nai.

Đối với tỉnh, thành phố đang áp dụng biện pháp giãn cách (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai), căn cứ diễn biến dịch bệnh và kết quả phòng, chống dịch trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi quyết định việc tiếp tục thực hiện thời gian giãn cách như đã quyết định hoặc kéo dài thời gian giãn cách như các tỉnh, thành phố bổ sung nêu trên.

Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với các tỉnh, thành phố bổ sung do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0 giờ 00 phút ngày 19/7.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả Chỉ thị 16, đồng thời lưu ý:

- Kiên quyết không để “chặt ngoài, lỏng trong”; xác định rõ đầu mối và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân và từng cấp chính quyền, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở, bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của cấp trên, yêu cầu về giãn cách, nhất là việc bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình, không để xảy ra các trường hợp tụ tập đông người theo quy định.

- Quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, nhất là bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân, đặc biệt là đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất công ăn việc làm do dịch bệnh.

- Bảo đảm tốt nhất an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa an toàn trong nội bộ tỉnh, thành phố và với các địa phương khác; chỉ cho phép hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở đáp ứng yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch; không để thừa, thiếu hàng hóa, ách tắc giao thông.

Liên quan đến quyết định giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phía Nam theo Chỉ thị 16, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Chuyên gia cố vấn ở Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng: việc thực hiện giãn cách xã hội không chỉ bảo vệ an toàn cho chính các địa phương, mà còn bảo vệ khu vực lân cận khác có nguy cơ thấp hơn. Đây là biện pháp để ngăn chặn lây lan giữa các tỉnh trong khu vực với nhau, đặc biệt từ TP. Hồ Chí Minh.

Đồng thời ông cũng khuyến cáo: khi thực hiện giãn cách xã hội, các địa phương nên lưu ý thực hiện nghiêm nhưng phải tính toán phương án giao thông thông suốt, hạn chế ách tắc và sắp xếp lại phù hợp những loại hình sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện giãn cách xã hội theo mức độ nào cũng đều phải làm nghiêm, tránh hiện tượng "bên ngoài chặt, bên trong lại lỏng". Tránh hiện tượng áp dụng để phòng, chống dịch nhưng vô tình tạo thành những đám đông, có nguy cơ lây lan dịch bệnh, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và công tác phòng, chống dịch.

Thành lập 7 “Tổ công tác đặc biệt” chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh

Cùng với việc áp dụng Chỉ thị 16 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, vừa qua Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký văn bản 970/TTg-KGVX ngày 18/7 về việc thành lập “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, thành lập ngay “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống Covid-19 của từng Bộ tại TP. Hồ Chí Minh, do một đồng chí Thứ trưởng phụ trách trực tiếp để phối hợp chặt chẽ với thành phố và các địa phương phía Nam, nhất là các địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 chủ động xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ phát sinh trong công tác phòng, chống dịch và những vấn đề liên quan.

Tổ công tác đặc biệt hàng ngày báo cáo Bộ trưởng và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và kịp thời đề xuất, kiến nghị đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đây là nhiệm vụ công việc rất quan trọng, cấp bách; Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng tập trung chỉ đạo thực hiện, sớm phát huy hiệu quả vai trò của Tổ công tác đặc biệt của Bộ trong công tác phòng, chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam.

Những điểm mới trong công tác dập dịch lần thứ tư

Trong tình hình mới, Chính phủ đã áp dụng hàng loạt những quyết sách kịp thời, khẩn trương trong công tác dập dịch, với nguyên tắc ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch triệt để – điều trị hiệu quả vẫn được giữ vững và thay đổi trong cách thức xét nghiệm. Trước đây, Việt Nam chỉ dùng xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR (kết quả chính xác cao, nhưng mất nhiều thời gian từ 4-6 tiếng), hiện nay chúng ta đã áp dụng thêm xét nghiệm kháng nguyên nhanh để sàng lọc những người nghi nhiễm. Điều này nhằm mục tiêu sớm đưa người có mầm bệnh ra khỏi cộng đồng.

Đồng thời ngoài việc thực hiện khẩu hiệu 5K, khẩu hiệu vaccine trước hết đã được triển khai áp dụng trên nhiều địa phương. Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2021, lần đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc chiến lược chống dịch mới với vai trò của "vaccine" trước "5K" và sau đó là đẩy mạnh các biện pháp công nghệ, mục tiêu chống dịch là sức khỏe của người dân và sự phát triển của doanh nghiệp.

Cuối cùng, đối với vấn đề cách ly, căn cứ thực tiễn, tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Hoa Kỳ và trao đổi với các địa phương, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã quyết định giảm thời gian cách ly xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) cho các đối tượng là người nhập cảnh và các trường hợp F1.

Tại khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà, không thực hiện cách ly tập trung. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ, toàn bộ thành viên trong nhà/gia đình không được phép đi ra ngoài. 

Đối với trường hợp có đông F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa, áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung đối với khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông thì xem xét đưa bớt ra khu cách ly tập trung.

Với khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế. Trường hợp F1 ở tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại gia đình thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung. 

Với các khu vực khác (gồm các khu vực còn lại có nguy cơ thấp hơn), áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại Công văn 5152. Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, đặc biệt người F1 lưu trú tại các gia đình đông người, tại các khu chung cư, tập thể thực hiện cách ly tập trung theo các quy định hiện hành.

Vũ Thủy
 

Link nội dung: //ids-ip.com/nhung-quyet-sach-chua-co-tien-le-cua-chinh-phu-truoc-boi-canh-lan-song-dich-covid-19-lan-thu-tu-a252661.html