go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Bản lĩnh ngoại giao Việt Nam năm 2019

(Pháp lý) - Một năm mới lại đến - Xuân Canh Tý, nhìn lại năm Kỷ Hợi trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương biến động nhanh với nhiều nhân tố bất ngờ và bất định, nhưng chúng ta có quyền tự hào vì đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước tiếp tục gặt hái được những thành công mới, với nhiều dấu ấn để lại trong lòng bạn bè quốc tế khắp năm châu, vị thế đất nước không ngừng được nâng cao…

[caption id="attachment_215820" align="aligncenter" width="567"]Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, với kết quả bỏ phiếu đồng thuận gần như tuyệt đối Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, với kết quả bỏ phiếu đồng thuận gần như tuyệt đối[/caption]

Hai sự kiện làm nên bản lĩnh Việt Nam

Lịch sử ngoại giao Việt Nam đã ghi nhận sự kiện mang tầm quốc tế diễn ra trong năm 2019: Vào lúc 9h sáng ngày 7/6 (tức 21h tối cùng ngày, theo giờ Việt Nam), tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York (Mỹ) – nơi diễn ra kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau 40 phút kiểm phiếu bởi 6 nhân viên và 6 đại diện đến từ các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, với kết quả bỏ phiếu đồng thuận gần như tuyệt đối (192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc), trong khi con số tối thiểu để giành chiến thắng chỉ cần trên 129 phiếu. Với kết quả này, Việt Nam sẽ thay thế vị trí Ủy viên không thường trực của Kuwait tại Hội đồng Bảo an từ ngày 01/01/2020, cùng với 4 nước vừa mới được bầu, gồm Estonia, đảo quốc Saint Vincent và Grenadines, Niger, Tunisia.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được cho là cơ quan có “quyền lực thượng thừa”. Theo Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an “có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp. Hội đồng cũng có quyền đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp “điều chỉnh” nếu xét thấy tình huống có thể gây hại cho hòa bình và an ninh quốc tế. Chương bảy Hiến chương Liên Hiệp Quốc còn nêu rõ, Hội đồng Bảo an có quyền lựa chọn biện pháp cần thiết trong những tình huống “đe dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc tiến hành xâm lấn”. Trong những tình huống nêu trên, Hội đồng không bị giới hạn trong việc đưa ra đề xuất để hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang để “duy trì hoặc phục hồi hòa bình và an ninh quốc tế”.

image002

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá công tác đối ngoại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước. Với phương châm chủ động, sáng tạo trong cách làm và hiệu quả trong hành động, công tác đối ngoại đã vươn mình khẳng định thêm nhiều dấu ấn mới, góp phần nâng cao thế và lực của đất nước”.

Như vậy, việc trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ hội để Việt Nam lên tiếng, bày tỏ những quan ngại của mình đối với các vấn đề liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông và Luật Hàng hải quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện khả năng, cũng như đóng góp của mình với an ninh hàng hải và sự ổn định trong khu vực… Trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an là mong mỏi và cơ hội đặc biệt được đại đa số các nước thành viên Liên Hiệp Quốc hết sức coi trọng, nhằm bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia; nâng cao vai trò, vị thế quốc tế. Đây là lần thứ hai kể từ lần thử sức đầu tiên (nhiệm kỳ 2008 – 2009), Việt Nam lại một lần nữa trở thành thành viên của cơ quan quyền lực nhất Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. “Trong nhiệm kỳ đầu, Việt Nam đã được Mỹ ca ngợi vì những đóng góp tích cực về các vấn đề then chốt như không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố” - Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, nhận xét.

Một dấu mốc ngoại giao khác chói sáng trong năm 2019, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN, trong bối cảnh môi trường địa – chính trị, kinh tế, an ninh đang biến động đầy kịch tính. Trước đó trong 3 ngày từ 2 – 4/11/2019, tại Bangkok đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan của ASEAN. Với chủ đề: “Gắn kết và chủ động ứng phó”, Hội nghị đã tập trung thảo luận các biện pháp thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, triển khai hiệu quả các kế hoạch tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cũng như các vấn đề hòa bình an ninh khu vực và quốc tế. Các hoạt động này đã khép lại một năm hoạt động của ASEAN với các chương trình và kết quả tích cực.

Gánh vác trách nhiệm nặng nề, trong vai trò Chủ tịch kế nhiệm ASSEAN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: ASEAN cần đặt ưu tiên hàng đầu tiếp tục củng cố đoàn kết, gắn kết nội khối, phát huy vai trò trung tâm và hiệu quả của các cơ chế khu vực do ASEAN chủ trì và dẫn dắt. ASEAN cần đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, tận dụng hiệu quả các cam kết và thỏa thuận đã ký, sớm hoàn tất Hiệp định RCEP, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao năng lực ứng phó các cơ hội thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, chú trọng kết nối và phát triển các mạng lưới trung tâm công nghệ 4.0…

Trong bài phát biểu tại phiên họp cấp cao Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt được, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa chủ đề phát triển bền vững, đồng thời củng cố chất keo gắn kết giữa các thành viên thông qua củng cố đoàn kết, thống nhất, tăng cường kết nối, phát triển kinh tế bao trùm và bền vững, phát triển bền vững tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường thương mại và đầu tư nội khối, nâng cao khả năng chủ động thích ứng của ASEAN trước những thời cơ và thách thức đặt ra từ chuyển biến nhanh chóng tình hình khu vực và thế giới.

Thông qua vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ thể hiện được khả năng dẫn dắt và điều phối, để tất cả các nước thành viên có thể nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, hướng tới xây dựng cộng đồng bền vững.

Vững tin hướng tới chặng đường phía trước

Cùng với việc đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 - năm đầu tiên của thập kỷ thứ 2 trong thế kỷ 21, sự kiện Việt Nam được tín nhiệm giới thiệu làm ứng viên duy nhất của nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương ứng cử vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và được bầu trúng với số phiếu áp đảo đã chứng tỏ uy tín và vị thế mới của đất nước trên trường quốc tế. Không chỉ thể hiện sự ủng hộ và tín nhiệm cao của các nước trong khu vực đối với vai trò và năng lực của Việt Nam mỗi khi tham gia vào vị trí quyền lực này, mà tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại đa phương của Đảng và Nhà nước duy trì trong suốt hơn 30 năm đổi mới là hoàn toàn đúng đắn.

Thành công đó là kết quả nối tiếp được bắt nguồn từ chính sách đối ngoại đa phương được triển khai bài bản, căn cơ, thể hiện bản lĩnh ngoại giao với tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước.

Đối ngoại đa phương đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng ngay từ ngày đầu thành lập nước và đã đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua hơn 30 năm đổi mới, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; quan hệ đối ngoại phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác Chiến lược với 15 nước, đối tác toàn diện với 10 nước, trong đó có tất cả các nước P5 và hầu hết các nước chủ chốt trong khu vực và trên thế giới… Việc tham gia mạng lưới liên kết kinh tế đa phương như vậy đã góp từng bước mở cửa, gắn nền kinh tế và thị trường trong nước với khu vực và thế giới, tiếp thu những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, thu hút nguồn lực cho phát triển, tạo thêm động lực xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

James Borton - nhà nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm Stimson, Mỹ, cho rằng tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực đã tăng tiến từ sau thành công của Hội nghị cấp cao APEC năm 2017 (diễn ra tại Đà Nẵng). Tại Hội nghị này, lần đầu tiên Việt Nam đã đón tiếp cùng một lúc 3/5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an (gồm: Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cùng nhiều các lãnh đạo khác). Với “vị trí này sẽ đưa Hà Nội đến mức hội nhập quốc tế cao nhất”, James Borton viết.

Vinh dự và đầy tự hào nhưng thách thức và áp lực đặt lên vai Việt Nam vô cùng lớn khi mà trong bối cảnh 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an còn nhiều khác biệt về quan điểm (đặc biệt là đối với tự do thương mại, bảo hộ mậu dịch, biến đổi khí hậu). Trong khi đó, cộng đồng quốc tế trông đợi Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện mình là một bên đáng tin cậy khi đề cao các luật lệ quốc tế nói chung, trong đó có Luật Biển như đã từng làm trong nhiệm kỳ đầu. Cộng đồng quốc tế kỳ vọng, sẽ thấy sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong việc ngăn ngừa xung đột trên thế giới…

Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã từng trải cùng với sự kiên trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, sẽ là cơ sở để bước sang năm 2020, Việt Nam làm tốt trọng trách tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 và vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2020, đóng góp vào gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và quốc tế; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Trên tinh thần đó, chúng ta sẽ bước vào một mùa Xuân mới với tràn đầy niềm tin và hy vọng./.

[caption id="attachment_215822" align="aligncenter" width="640"](Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN năm 2020 từ Thủ tướng Thái Lan Chan-o-cha) (Trong ảnh là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN năm 2020 từ Thủ tướng Thái Lan Chan-o-cha)[/caption]

Gánh vác trách nhiệm nặng nề, trong vai trò Chủ tịch kế nhiệm ASSEAN, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: ASEAN cần đặt ưu tiên hàng đầu tiếp tục củng cố đoàn kết, gắn kết nội khối, phát huy vai trò trung tâm và hiệu quả của các cơ chế khu vực do ASEAN chủ trì và dẫn dắt. ASEAN cần đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, tận dụng hiệu quả các cam kết và thỏa thuận đã ký, sớm hoàn tất Hiệp định RCEP, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao năng lực ứng phó các cơ hội thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, chú trọng kết nối và phát triển các mạng lưới trung tâm công nghệ 4.0…

VŨ LÊ MINH

 

Link nội dung: //ids-ip.com/ban-linh-ngoai-giao-viet-nam-nam-2019-a215819.html