Trong tháng 2-2017, nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành như: Thời gian tập sự viên chức y tế; cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài; lệ phí cấp thẻ căn cước công dân; Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH...
Thời gian tập sự viên chức y tế
Miễn chế độ tập sự với người đã có thời gian làm chuyên môn y tế trong các cơ sở y tế phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng từ đủ 12 tháng trở lên và người đã được cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm được tuyển dụng và đã có thời gian thực hành từ 12 tháng trở lên để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của go88 game bài đổi thưởng .
Thời gian tập sự với các chức danh trong ngành y là 6 tháng; 9 tháng và 12 tháng tùy chức danh.
(Thông tư 43/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-2).
Thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài
Từ ngày 1-2, sẽ thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong 2 năm.
Thị thực điện tử được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị nhập cảnh 1 lần với thời hạn không quá 30 ngày; người đề nghị cấp thị thực điện tử phải nộp phí cấp thị thực qua tài khoản ngân hàng; trường hợp không được cấp, phí cấp thị thực không được hoàn trả lại.
Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử còn phải có hộ chiếu và không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định của go88 game bài đổi thưởng về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
(Nghị quyết 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam).
Miễn lệ phí cấp thẻ căn cước công dân
Từ ngày 10-2, các trường hợp miễn lệ phí sẽ chính thức được thu hẹp lại còn 3 trường hợp, bao gồm: Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; Đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo…
Miễn phí cấp thẻ căn cước công dân lần đầu cho người từ đủ 14 tuổi trở lên
(Thông tư 331/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 256/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp căn cước công dân).
Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH
Từ 11-2, tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm nhân với mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng. Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của các năm từ 2012 đến 2017 lần lượt là 1,15; 1,08; 1,03; 1,03; 1,00 và 1,00.
Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm được xác định bằng tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng. Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của các năm từ 2008 đến 2017 lần lượt là 1,73; 1,62; 1,48; 1,25; 1,15; 1, 08; 1, 03; 1, 03; 1,00 và 1,00.
(Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH).
Xét tuyển vào hệ dự bị đại học
Thí sinh tham dự kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia ngay trong năm xét tuyển sẽ được đăng ký để xét tuyển vào học hệ dự bị đại học theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT hoặc xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.
Trong đó, tiêu chí được xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT, thí sinh phải tốt nghiệp THPT; có kết quả xếp loại học lực từ trung bình trở lên và kết quả xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên trong 3 năm học THPT; có điểm trung bình chung của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của năm học lớp 12 từ 6,0 trở lên.
Điều kiện để xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia bao gồm: Tốt nghiệp THPT; Tổng điểm của 3 bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên) của tổ hợp xét tuyển đạt từ 12,0 điểm trở lên (không có bài thi/môn thi nào bị điểm liệt).
(Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học).
Thời gian bảo quản hồ sơ học sinh
Thời hạn bảo quản 20 năm được áp dụng với bảng tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học; hồ sơ kiểm tra các hoạt động giáo dục và đào tạo; danh sách học viên được xác nhận biết chữ và học viên được xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; hồ sơ lưu học sinh nước ngoài vào học tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam…
(Thông tư 27/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục).
Gửi đơn khởi kiện qua Internet
Người khởi kiện, người tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được lựa chọn giao dịch điện tử với Tòa án theo hình thức gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện tử với Tòa án hoặc chỉ nhận thông điệp dữ liệu điện tử do Tòa án cấp, tống đạt, thông báo; thời gian thực hiện các giao dịch điện tử trong tố tụng là 24/7, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.
Người khởi kiện, người tham gia tố tụng gửi tài liệu, chứng cứ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án; đồng thời, phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó chậm nhất là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
(Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử, có hiệu thi hành từ 15-2).
Hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
Từ 25-2, hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại… bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh sẽ được hỗ trợ để khôi phục sản xuất
Theo đó, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha với diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%; trường hợp thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha. Với diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%; diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70% và diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, mức hỗ trợ lần lượt là 20 triệu đồng/ha; 3 triệu đồng/ha và 30 triệu đồng/ha.
Đối với sản xuất lâm nghiệp và nuôi thủy, hải sản, hỗ trợ 4 triệu đồng/ha với diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%; mức hỗ trợ với diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70% là 40 triệu đồng/ha; hỗ trợ từ 4,1 - 6 triệu đồng/ha diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) bị thiệt hại trên 70%...
(Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh).
Theo Plo
Link nội dung: //ids-ip.com/chinh-sach-moi-co-hieu-luc-trong-thang-2-2017-phan-2-a160192.html