(Pháp lý) - Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) của người dân. Quốc hội ban hành Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo thành hai luật riêng biệt. Chính phủ cũng có nhiều qui định nhằm thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả hơn. Ngành tư pháp cũng đã có nhiều cam kết và chú trọng trong việc giải quyết đơn thư của người dân... Mặc dù vậy hoạt động khiếu nại, tố cáo trên thực tế vẫn rất phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm ra giải pháp hữu hiệu, trong số báo này, Pháp lý sẽ phản ánh thực tế, ghi nhận những ý kiến góp ý, hiến kế mong muốn giải quyết dứt điểm việc KNTC kéo dài, lòng vòng qua nhiều cấp gây bức xúc thời gian qua.
Bài 1: Vì sao khiếu kiện về đất đai luôn “nóng” ?
Phân loại KNTC của người dân hiện nay cho thấy chiếm tỷ lệ lớn là khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Khiếu kiện về đất đai phức tạp và không dễ giải quyết.
Vậy đâu là hạn chế dẫn đến thực trạng trên?
go88 game bài đổi thưởng thay đổi, khiếu kiện kéo dài
Đã nhiều năm qua hơn 58 hộ dân ở xã Uy Nỗ (Đông Anh, Hà Nội) khiếu kiện đòi bồi thường về hoa màu trên đất do chính quyền đổi ruộng để làm đường.
Theo đó, vào năm 2002, huyện Đông Anh mở đường từ trung tâm huyện Đông Anh đến Đền Sái (Thụy Lâm). Quá trình mở đường chính quyền có vận động người dân đổi đất từ vị trí làm đường sang một cánh đồng khác. Trên rất nhiều mảnh đất chính quyền đổi cho người dân lúa còn xanh, mía, hoa còn chưa đến ngày thu hoạch nhưng người dân thời điểm đó không được đền bù hoa màu mà chỉ được nhận phần đất với diện tích tương ứng ở cánh đồng khác.
Theo tìm hiểu, việc huyện Đông Anh làm đường từ năm 2002, khi ấy chính sách đền bù đất đai dựa trên khung pháp lý là Luật Đất đai năm 1993, với những quy định về bồi thường đất, thu hồi đất phục vụ mục đích chung chưa rõ ràng. Sau này, đọc Luật mới, người dân thấy các quy định của go88 game bài đổi thưởng có sửa đổi, bổ sung mới về thu hồi đất và bồi thường hoa màu, nên dân lại kiên trì đi khiếu kiện. Bên cạnh đó sự thiếu trách nhiệm, chậm chễ của chính quyền địa phương trong việc chỉnh sửa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã gần 10 năm nhưng công việc này chưa xong, sổ của dân chính quyền xã vẫn giữ) điều đó khiến người dân bức xúc.
[caption id="attachment_156800" align="aligncenter" width="608"] Quyết định thu hồi đất không đúng go88 game bài đổi thưởng của UBND Quận 2 tại Dự án Gateway Thảo Điền đã dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài của dân (ảnh minh họa)[/caption]
Trước đây, nói về tình trạng dân khiếu kiện kéo dài, ông Nguyễn Minh Quang - nguyên Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết: Trung bình những năm gần đây, Bộ nhận được khoảng 4.000 lượt đơn khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai, khoảng 80% là đơn khiếu nại vượt cấp; trong đó chỉ khoảng 2% vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Theo quy định, Thanh tra của Bộ đã phân loại, xử lý, trả lời và hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, tình trạng đơn thư, khiếu nại vượt cấp ngày càng tăng, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn diễn ra gay gắt, tính chất phức tạp; vẫn còn nhiều vụ việc đông người, kéo dài nhiều.
Các vụ khiếu kiện gây chú ý như ở dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), dự án của Tập đoàn Vinashin (xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương), khiếu nại của các hộ dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội; khiếu nại, tố cáo của các hộ dân phường Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội… Cắt nghĩa nguyên nhân cụ thể của việc này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường khi đó là ông Nguyễn Minh Quang cho rằng: Do việc sử dụng đất thiếu ổn định (do thực hiện chính sách đất đai; do cho thuê, cho mượn, cầm cố đất, cho ở nhờ, ở đậu...). Bên cạnh đó, chính sách, go88 game bài đổi thưởng về quản lý, sử dụng đất đai qua các thời kỳ có nhiều thay đổi bất cập, trong thời gian ngắn có nhiều văn bản được ban hành gây lúng túng trong việc tổ chức thực hiện; việc văn bản được ban hành sau lại quy định theo hướng có lợi hơn cho người sử dụng đất gây ra sự so bì, cố tình không bàn giao đất, không nhận tiền bồi thường và tiếp tục khiếu nại, yêu cầu được áp dụng chính sách mới.
Chính quyền không nhận sai
Ngoài những bất cập, thay đổi trong chính sách thì việc cán bộ có thẩm quyền vô cảm, không chịu nhận sai cũng là lý do dẫn đến các hạn chế trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một vụ khiếu kiện kéo dài ở TPHCM, gia đình ông Lâm có một mảnh đất đã xây nhà nhiều năm. Nguồn gốc đất này là của ông bà để lại. Đầu năm 2003, ông Lê Văn Kế và bà Phạm Thị Bon (cha mẹ ông Lâm) làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ. Đến tháng 10/2003, UBND quận 12 cấp GCNQSDĐ số 9867 cho ông Kế và bà Bon với diện tích nhà ở 40 m2, diện tích đất ở hơn 4.300 m2. Ông Kế xin ghi nợ tiền sử dụng đất. Từ năm 2005 - 2014, ông Kế làm đơn xin được thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng UBND quận 12 chỉ luôn phê “chờ giải quyết…”. Lý do sâu xa là Thanh tra Quận 12 kết luận việc cấp GCNQSDĐ số 9867 ngày 15/10/2003 trước đó cho gia đình ông là không đúng theo hiện trạng tại thời điểm đó và UBND quận 12 đã âm thầm ra Quyết định 858 thu hồi, hủy bỏ GCNQSDĐ 9867 đã cấp.
Để làm rõ thực hư, gia đình ông Lâm đã làm đơn thư đi nhiều nơi nhưng chỉ nhận về sự im lặng khiến gia đình ông Lâm bức xúc. Gia đình ông làm đơn đề nghị Bí thư Thành ủy TP HCM tiếp dân. Xem xét hồ sơ vụ việc, Bí thư khi đó là ông Lê Thanh Hải kết luận: Có sự thiếu sót của cơ quan chức năng, trực tiếp là Quận 12, đã làm chậm trễ, kéo dài sự việc đến gần 10 năm. Để giải quyết vụ việc thì chính quyền phải cấp GCNQSDĐ cho ông Kế và cho ông thực hiện nghĩa vụ tài chính vào thời điểm tháng 7/2005. Vụ kiện 10 năm nhưng vị Bí thư Thành ủy Thành phố HCM đã giải quyết nhanh chóng trong vòng 30 phút. Tuy nhiên qua đó cũng nói lên điểm yếu của cán bộ giải quyết việc cho dân hiện nay đó là ngại nhận sai và treo việc của dân.
Trong một vụ việc khác, Gateway Thảo Điền là dự án kinh doanh đã được cơ quan chức năng có thông báo cho phép đầu tư năm 2008, được UBND TPHCM phê duyệt đầu tư năm 2009. Theo nguyên tắc, để lấy đất cho dự án này thì chủ đầu tư phải thương lượng, bồi thường với dân, UBND Quận 2 đứng vai trò là trung gian của dự án. Tuy nhiên, với hộ gia đình bà Nguyễn Thị Trường, người có gần 1000 m2 đất thuộc dự án thì UBND Quận 2 lại đứng ra thu hồi đất, đồng thời áp luôn giá đất nông nghiệp mà không thẩm định giá thị trường để bồi thường. Khi bà Trường không chấp nhận việc này, UBND Quận 2 ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất của bà Trường và giao cho dự án.
Nhận thấy chính quyền đã làm sai, gia đình bà Trường đã kiên nhẫn khiếu kiện trong nhiều năm. Vụ khiếu kiện phức tạp đó đã khiến Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Thành phố phải chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên chính quyền cấp cơ sở vẫn cho rằng mình đúng và giải quyết không thỏa đáng. Cuối cùng bà Trường phải kiện kiện ra tòa. Bản án sơ thẩm tuyên bà Trường thắng kiện. Quyết định thu hồi đất trái phép của UBND Quận 2 đã gây nên nỗi khổ cho dân.
[caption id="attachment_156801" align="aligncenter" width="595"] Dự án treo là một trong những nguyên nhân của nhiều khiếu kiện kéo dài
(ảnh minh họa)[/caption]
Cơ quan giải quyết phớt lờ quyền lợi chính đáng của dân
Giấy mời, công văn, điện thoại, thông báo hỏa tốc từ trung ương về địa phương yêu cầu địa phương đi đón người dân khiếu kiện là hiện tượng không hiếm.
Dù có xe đưa người dân trở về tỉnh, nhưng không thể làm dân bớt bức xúc khi chính quyền địa phương không thiết tha giải quyết khiếu kiện của người dân.
Gia đình chị Phạm Thị Anh Kiều (quê Lâm Đồng) bị thu hồi đất nhưng sau đó không được mua lại các lô đất khác theo chủ trương của địa phương. Vừa tốt nghiệp Đại học Đà Lạt chị đã cất bút sách để đi khiếu kiện thay ba. Năm 2013, Trụ sở tiếp công dân trung ương đã mời chính quyền địa phương ra đối thoại trực tiếp với chị Kiều. Chị Kiều trình bày nguyện vọng được mua lại bốn lô đất theo chính sách dành cho gia đình khó khăn. Đại diện địa phương đồng ý. Sau đó, cán bộ địa phương mua vé máy bay để chị Kiều về quê cùng đoàn công tác. “Đi về cùng, các anh chị ấy hỏi han. Biết tôi vừa tốt nghiệp đại học chưa tìm được việc làm, các anh còn tỏ ra thông cảm và hứa sẽ nhận tôi vào làm theo chuyên môn được học. Tôi nghe cũng mừng thầm trong lòng. Nhưng về quê chẳng thấy địa phương giải quyết, tôi lại ra đây đợi bốn tháng rồi” - Kiều kể. Vụ việc của công dân Kiều Anh và gia đình đã chứng tỏ sự thiếu trách nhiệm, bất nhất của chính quyền địa phương với nguyện vọng chính đáng của người dân.
Một vụ việc khác chúng tôi đã nhiều lần thông tin đến bạn đọc, đó là vụ việc của ông Lê Phúc Thủy ( trú tại 123 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội). Mảnh đất của gia đình ông Thủy sinh sống từ trước 15/10/1993 đã bị UBND quận Long Biên bí mật bán cho người khác, sau đó ra quyết định thu hồi để trả cho người mua. Qua rất nhiều năm đi KNTC và khởi kiện ra Tòa án. Tòa phúc thẩm TANDTC đã tuyên bản án hủy bỏ những quyết định thu hồi đất, cưỡng chế trái go88 game bài đổi thưởng của UBND quận Long Biên đối với gia đình ông Thủy… Vậy mà đến nay, bản án có hiệu lực đã hơn 3 năm nhưng chưa được thi hành, gia đình ông Thủy vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ. Cực chẳng đã, ông Thủy gửi đơn tố cáo đến UBND TP Hà Nội và các cơ quan Trung ương nhiều lần. Tháng 12/2015, Chủ tịch nước khi đó là đồng chí Trương Tấn Sang đã có ý kiến chỉ đạo UBND TP Hà Nội xem xét giải quyết đơn của gia đình ông Thủy…
Qua dẫn chứng một số vụ việc trên, có thể thấy bức tranh khiếu nại tố cáo, giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay. Trách nhiệm trước sau vẫn thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Phan Minh (tổng hợp)
Link nội dung: //ids-ip.com/giai-quyet-khieu-nai-cao-tu-thuc-tien-den-kien-nghi-sua-doi-luat-a156799.html