(Pháp lý) - Công tác đối ngoại nhân dân của Hội là một lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính chính trị của Hội Luật gia Việt Nam, một tổ chức nghề luật lớn nhất tại Việt Nam được Đảng xác định là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
Kể từ khi thành lập, công tác đối ngoại của Hội luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng trong những văn bản riêng về công tác của Hội.
Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng, định hướng của Nhà nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Hội đã xác định phương hướng về công tác đối ngoại của Hội trong nhiệm kỳ 2014-2019 “Tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Hội Luật gia Việt Nam với Hội Luật gia dân chủ quốc tế, Hiệp hội luật các nước ASEAN, Hội Luật gia các nước và các tổ chức quốc tế khác mà Hội đã có mối quan hệ; chủ động mở rộng mối quan hệ với các tổ chức và cá nhân Luật gia tiến bộ trên thế giới, động viên người Việt Nam là Luật gia định cư ở nước ngoài tham gia các hoạt động xây dựng đất nước”.
Quán triệt định hướng này, trong nhiệm kỳ vừa qua, với sự chỉ đạo sát xao của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sự quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương và sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức hữu quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Hội Luật gia Việt Nam đã phát huy vị thế của mình là một tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp có uy tín trong cộng đồng luật gia quốc tế để triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Dưới đây là những kết quả chính mà Hội đã đạt được.
Những dấu ấn quan trọng
1. Với tư cách là một thành viên Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) và Hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP), Hội đã vận động, cung cấp thông tin khách quan để thuyết phục IADL và COLAP liên tục ra các tuyên bố về các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam một cách kịp thời vào các thời điểm cần thiết để ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, cụ thể là:
- Ngày 14 tháng 5 năm 2014, trước tình hình Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam đã kịp thời đề nghị IADL có các việc làm cụ thể để phản đối hành động này của Trung Quốc. Kết quả là IADL ra tuyên bố phản đối, đồng thời gửi thư trực tiếp đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ: (1) Cơ sở pháp lý của việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; (2) Cơ sở pháp lý của việc đưa tàu, máy bay và tàu quân sự tới hoạt động gần khu vực giàn khoan HD - 981; (3) Lý do của những hành vi khiêu khích của Trung Quốc như đâm, bắn vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, gây thiệt hại về phương tiện và đe dọa đến tính mạng con người.
Để phát huy tối đa tác động của tuyên bố trên, ngày 11 tháng 6 năm 2014, Hội Luật gia Việt Nam đã mời đại diện của IADL đến Việt Nam dự cuộc họp báo do Hội tổ chức để đọc tuyên bố và trả lời các câu hỏi của báo chí. Tuyên bố này đã được đăng tải trên nhiều báo chí của Việt Nam và trên trang web của IADL.
- Ngày 12/7/2016, ngay sau khi Tòa trọng tài ra Phán quyết đối với vụ Phi-líp-pin kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, cả IADL và COLAP đều ra Tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài và kêu gọi các bên liên quan tuân thủ phán quyết này và kiềm chế các hoạt động gây căng thẳng và quân sự hóa tại Biển Đông.
- Ngày 6/8/2019, trước tình hình từ đầu tháng 7 năm 2019 Trung Quốc đã đưa tàu khảo sát dầu khí Hải Dương 8 và các tàu hộ tống vào hoạt động bất hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở phía nam Biển Đông, IADL đã ra Tuyên bố về tình hình gần đây trên Biển Đông, trong đó nêu “IADL yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, ngừng ngay việc triển khai các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng giữa các bên liên quan và bắt đầu tập trung vào việc xây dựng niềm tin để duy trì an ninh, hòa bình và ổn định trên Biển Đông nói riêng và trong khu vực nói chung”.
2. Ngoài việc đề nghị IADL và COLAP ra tuyên bố, tại các hội nghị thường niên của hai tổ chức này, Hội Luật gia Việt Nam đều cố gắng đề xuất đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị những nội dung thảo luận về vấn đề Biển Đông. Trên cơ sở đó, ra Tuyên bố chung của hội nghị, trong đó có một phần nội dung về vấn đề Biển Đông:
- Tại Hội nghị Luật gia Châu Á Thái Bình Dương do Hội luật gia Châu Á Thái Bình Dương tổ chức tháng 6/2016, Hội Luật gia Việt Nam đã vận động đưa vào chương trình hội nghị một chủ đề thảo luận về Biển Đông cùng với 3 chủ đề thảo luận khác của hội nghị. Tại hội nghị này, đại diện Hội Luật gia Việt Nam đã trình bày tham luận về “Giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và việc áp dụng Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển”. Trên cơ sở kết quả thảo luận, Hội nghị đã thống nhất ra tuyên bố chung, trong đó có đoạn về Biển Đông theo đề nghị của Hội Luật gia Việt Nam. Tuyên bố có đoạn: “Hội nghị quan ngại rằng: việc triển khai các hoạt động quân sự ở các đảo trên Biển Đông sẽ tất yếu dẫn đến sự đụng độ trên biển, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh trong khu vực. Do đó, Hội nghị kêu gọi tất cả các nước áp dụng các cơ chế của Liên hợp quốc, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và tổ chức đàm phán/đối thoại giữa các bên liên quan để giải quyết tranh chấp trên quần đảo Trường Sa. Trong quá trình đàm phán, các nước tham gia phải tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của nhau”.
- Tại Hội nghị của COLAP tháng 8/2018 tại In-đô-nê-xi-a, Hội Luật gia Việt Nam đã vận động đưa được vào chương trình hội nghị một chủ đề thảo luận về Biển Đông cùng với ba chủ đề thảo luận khác của hội nghị và đã vận động ra được Tuyên bố về vấn đề Biển Đông những nội dung rất có lợi cho phía ta như sau: (1) Cần thực hiện phi quân sự tại Biển Đông; (2) Cần lập tức rút hết các lực lượng và phương tiện quân sự tại Biển Đông; (3) Tìm kiếm các giải pháp giải quyết tranh chấp một cách hoà bình tại Biển Đông, bao gồm việc soạn thảo và thông qua Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC); (4)Tôn trọng và tuân thủ phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện của Phi-líp-pin đối với Trung Quốc về Biển Đông và (5) Công nhận các quyền tự do hàng hải của các nước theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển.
3. Trong ba năm gần đây, Hội Luật gia Việt Nam đã vận động được IADL tổ chức ba cuộc hội thảo quốc tế riêng biệt về vấn đề Biển Đông với chủ đề: “Tranh chấp trên Biển Đông và Tìm kiếm giải pháp hòa bình”. Năm 2017 hội thảo được tổ chức tại Nhật Bản với sự phối hợp của Hiệp hội luật gia đoàn kết Nhật Bản; năm 2018 và 2019 tổ chức tại Nga, với sự phối hợp của Tổ chức Quỹ con đường hòa bình của Nga. Cả ba hội thảo này đều rất thành công cả về khâu tổ chức lẫn nội dung. Các diễn giả đã đưa ra nhiều ý tưởng, đề xuất để góp phần làm dịu tình hình Biển Đông và tiến tới giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Đặc biệt bà Chủ tịch IADL đã đại diện IADL khuyến nghị các bên liên quan sớm chấm dứt các hoạt động quân sự hóa, bồi đắp, gia cố đảo nhân tạo bất hợp pháp để bắt đầu quá trình xây dựng lòng tin nhằm gìn giữ an ninh, môi trường của khu vực; kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nghiêm cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực; tôn trọng và tuân theo một cách đầy đủ, có trách nhiệm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thiện việc xây dựng và đưa vào thực thi Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý và tuân thủ theo luật pháp quốc tế; đề nghị các thành viên của IADL theo dõi chặt chẽ các diễn biến tại khu vực Biển Đông để kịp thời quan tâm và tham vấn.
Đặc biệt, sau các hội thảo nêu trên là Hội Luật gia Việt Nam đã đề nghị được Hội Luật gia dân chủ quốc tế tổ chức hội nghị về Biển Đông theo cơ chế thường niên. Đây sẽ là một dịp thuận lợi để Hội tiếp tục tận dụng cơ chế hội nghị này cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
4. Với vị trí là thành viên của Hiệp hội Luật các nước ASEAN (ALA), mặc dù ALA chỉ thuần túy hoạt động trong lĩnh vực go88 game bài đổi thưởng , không chú trọng nhiều đến các vấn đề chính trị, nhưng trong một số sự kiện của ALA, Hội Luật gia Việt Nam vẫn tranh thủ để đưa vấn đề về Biển Đông vào chương trình nghị sự. Ví dụ tại Hội nghị Hội đồng điều hành ALA lần thứ 38, năm 2016 Hội nỗ lực thuyết phục để ALA thảo luận về vấn liên quan đến Biển Đông và thông qua một nghị quyết mang tính tổng thể là “ALA, với tư cách là một tổ chức nghề luật, cam kết theo đuổi các nguyên tắc pháp quyền, ủng hộ các biện pháp thân thiện để giải quyết các vấn đề trong khu vực theo nguyên tắc pháp quyền“.
5. Ngoài các hoạt động nêu trên, Hội cũng đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông hoặc tham dự các cuộc hội thảo quốc tế có liên quan để trình bày quan điểm về vấn đề này.
- Hội đã phối hợp Học viện Ngoại giao tiếp tục chuỗi Hội thảo quốc tế “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực” được bắt đầu từ năm 2009. Các cuộc hội thảo này đã hình thành một mạng lưới học giả quốc tế nghiên cứu sâu về Biển Đông, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của giới hoạch định chính sách và công chúng về vấn đề Biển Đông. Các cuộc hội thảo đã góp phần diễn giải để Luật biển không còn trừu tượng nữa mà trở nên rõ ràng, từ đó giúp các nước có những căn cứ pháp lý cụ thể để tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của nước mình cũng như để hợp tác trong khu vực. Bàn về giải pháp xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông trong thời gian tới, nhiều học giả cho rằng, các bên tranh chấp cần xem lại yêu sách của mình, từ bỏ các yêu sách thái quá, không phù hợp luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Từ đó, thu hẹp tranh chấp, tiến tới từng bước giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Vấn đề cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nghiêm cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cũng được các chuyên gia pháp lý nhấn mạnh.
- Hội phối hợp với Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 02 cuộc hội thảo với chủ đề:“Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” và “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982”. Các cuộc hội thảo này đã thu hút hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước tham dự và là diễn đàn khoa học có ý nghĩa thiết thực để các chuyên gia, học giả Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị, pháp lý của nước ta đối với các vấn đề liên quan đến tranh chấp giữa các quốc gia có liên quan trong khu vực Biển Đông; góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền của nước ta trên Biển Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, đồng thời góp phần giúp cộng đồng quốc tế nhận thức rõ những tác động và ảnh hưởng tiêu cực do hành động vi phạm luật pháp quốc tế của phía Trung Quốc gây ra đối với hòa bình, an ninh trong khu vực.
- Hội phối hợp với Hội Luật gia Liên Bang Nga vận động trường Tổng hợp Tài chính trực thuộc chính phủ Liên bang Nga cùng với Học viện tư pháp trực thuộc Tòa án tối cao Liêng bang Nga và Ban Luật học của Viện thông tin khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga tổ chức cuộc hội thảo về “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay” lấy chủ đề từ những vấn đề liên quan đến các vùng biển đang xảy ra tranh chấp như Biển Đông, biển Caspi, vùng Bắc Cực. Hội thảo được tổ năm 2016 thu hút hàng chục nhà khoa học có tiếng, trong đó có nhiều nhà Việt Nam học, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực pháp lý thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu lớn của Nga. Các chuyên gia của Nga và một số khách mời quốc tế đã dành nhiều bản tham luận để thuyết trình về vấn đề Biển Đông cùng những tranh chấp trong khu vực, đe dọa an ninh, hòa bình thế giới với tinh thần ủng hộ Việt Nam. Trong khuôn khổ hội thảo, nhiều sách báo, tư liệu đề cập các thông tin pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam cũng đã được trưng bày, giới thiệu với bạn bè Nga và quốc tế.
- Tham dự Hội thảo khu vực Đông Nam Á về vấn đề môi trường và go88 game bài đổi thưởng môi trường xuyên quốc gia do Tổ chức Hòa bình xanh đăng cai tại Phi-líp-pin năm 2016. Tại hội thảo này, đại diện Hội đã trình bày tham luận với chủ đề “Tác động tiêu cực, nghiêm trọng và lâu dài của hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông đối với môi trường sinh thái biển” để cung cấp cho các đại biểu tham dự thông tin tổng quan về môi trường sinh thái ở Biển Đông; những tác động tiêu cực, nghiêm trọng và lâu dài của việc cải tạo, bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đối với môi trường sinh thái ở Biển Đông; đồng thời tranh thủ huy động sự phản đối của giới luật gia trong khu vực đối với hành vi này.
Vì những thành tích nêu trên, Hội Luật gia Việt Nam đã ba năm liên tiếp (2016, 2017, 2018) được Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tặng cờ thi đua là đơn vị dẫn đầu trong công tác đấu tranh, vận động bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng chí Chủ tịch và Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại được tặng Bằng khen cá nhân về công tác này.
Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình hoạt động đối ngoại để góp phần vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, Hội Luật gia Việt Nam rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Đây là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm. Do vậy để thực hiện tốt và có hiệu quả nhiệm vụ này, Hội Luật gia Việt Nam luôn nắm vững và phải xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và go88 game bài đổi thưởng của Nhà nước; tranh thủ tối đa, nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư, của Ban Đối ngoại Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan.
- IADL và COLAP là những tổ chức gồm nhiều hội viên đến từ nhiều nước khau nhau và vì thế, trong nội bộ 2 tổ chức này, không phải thành viên nào cũng đều ủng hộ quan điểm của Việt Nam, đặc biệt là những nước được Trung Quốc tài trợ. Vì vậy, để đạt được sự đồng thuận của tất cả các thành viên hai tổ chức này trong việc ủng hộ quan điểm của ta, cần hết sức kiên trì, bền bỉ vận động, thuyết phục, thậm chí là phải mất nhiều thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ về chủ quyền của đất nước để chứng minh cho cộng đồng quốc tế biết và chỉ khi đã thật sự tin tưởng vào những lý lẽ của ta thì họ mới nhất trí ủng hộ.
Một ví dụ điển hình là khi Hội Luật gia Việt Nam đề nghị IADL ra tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển của ta, đã có một vài thành viên IADL tỏ ra quan ngại và cho rằng tại sao IADL phải có tiếng nói ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ như vậy trong khi chưa có phân định rõ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về nước nào. Một số khác thì cho rằng để IADL có cơ sở ủng hộ Việt Nam thì Hội Luật gia Việt Nam cần đưa ra được các tư liệu, bằng chứng về chủ quyền của mình... Để đáp ứng được yêu cầu đó, Hội Luật gia đã phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm các nguồn tư liệu chính thức do Bộ Ngoại giao phát hành để gửi cho các thành viên IADL. Và kết quả là như đã nói ở trên, IADL không những chỉ ra tuyên bố mà còn gửi cả thư trực tiếp cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu giải thích việc hạ đặt giàn khoan và kìm chế gây gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Một ví dụ khác là khi tổ chức Hội nghị luật gia Châu Á - Thái Bình Dương ở Nê Pan, nước chủ nhà đã phản đối rất mạnh mẽ việc đưa chủ đề Biển Đông vào nội dung thảo luận của hội nghị. Lý do là vì Nê Pan được Trung Quốc tài trợ rất nhiều và lo ngại nếu thảo luận về vấn đề Biển Đông ở Nê Pan thì sẽ gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nê Pan với Trung Quốc và Nê Pan sẽ không tiếp tục được tài trợ nữa. Tuy nhiên, Hội Luật gia Việt Nam đã kiên trì vận động, thuyết phục Ban tổ chức hội nghị của Nê Pan, đồng thời vận động các thành viên khác cùng thuyết phục, cuối cùng Ban tổ chức hội nghị đã đồng ý đưa chủ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự.
- Trong quá trình triển khai hoạt động đối ngoại, Hội Luật gia Việt Nam luôn phải linh hoạt, tuỳ thuộc tình hình cụ thể để có những ứng xử thích hợp. Ví dụ như cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Nhật Bản, ban đầu được dự kiến tổ chức ở Ý, tuy nhiên, qua quá trình chuẩn bị, Hội nhận thấy người đứng ra đăng cai tổ chức hội thảo này là một người có nhiều quan điểm ủng hộ Trung Quốc và thường xuyên sang Trung Quốc làm việc, nếu tổ chức hội thảo ở Ý thì nhiều khả năng sẽ không có lợi cho phía ta, vì vậy, Hội đã kịp thời xin ý kiến Ban Đối ngoại Trung ương và trên cơ sở ý kiến đồng ý của Ban Đối ngoại, Hội đã khéo léo đề nghị IADL chuyển hội thảo sang tổ chức ở Nhật Bản và được IADL đồng ý.
Tóm lại, quá trình vận động giới luật gia quốc tế ủng hộ trong vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc là quá trình đòi hỏi nhiều kỹ năng: kiên trì thuyết phục, vận động trực tiếp, vận động hành lang, thăm dò tìm hiểu thái độ của từng thành viên cá nhân để có ứng xử thích hợp…
Kết mở
Phát huy những kết quả quan trọng đã đạt được, Hội Luật gia Việt Nam cần tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với IADL, COLAP, ALA, Hội Luật gia các nước và các tổ chức quốc tế khác mà Hội đã có mối quan hệ; chủ động mở rộng mối quan hệ với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ trên thế giới; chủ động, tích cực khi tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế để vận động giới luật gia quốc tế ủng hộ quan điểm, đường lối của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Đồng thời, Hội cũng cần theo dõi sát sao mọi diễn biến trên Biển Đông để chủ động báo cáo, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cho phép Hội lên tiếng khi cần thiết; chủ động tổ chức các hội nghị quốc tế hoặc tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế về Biển Đông, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền góp phần bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Chỉ thị số 56/CT-TW ngày 18/8/2009 của Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ của Hội Luật gia Việt Nam: tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ trong khu vực và trên thế giới, tích cực tham gia tuyên truyền, giới thiệu đường lối, chính sách của Đảng, go88 game bài đổi thưởng của Nhà nước ra nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Kết luận số 19/KL-TW ngày 23/5/2012 của Ban Bí thư: “Phát huy hơn nữa vai trò của Hội trong việc thực hiện đường lối đối ngoại nhân dân, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác của Hội với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ trong khu vực và trên thế giới; tích cực tham gia vào các hoạt động quốc tế, tuyên truyền, giới thiệu đường lối, chính sách của Đảng, go88 game bài đổi thưởng của Nhà nước ra nước ngoài; phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước; bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”
Thông báo số 50-TB/TW: “Làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, góp phần tích cực vào việc vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc”
PV