go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Tướng Trần Văn Độ nói về giải pháp đặc biệt để giám sát quyền lực tư pháp hiệu quả

(Pháp lý) - Nếu duy trì tranh tụng ở tất cả các khâu trong quá trình tố tụng (từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đến khi bản án có hiệu lực thi hành) và đảm bảo các nguyên tắc quan trọng của tố tụng, theo tôi đó sẽ là một giải pháp quan trọng giám sát quyền lực các cơ quan tư pháp hiệu quả. Tuy nhiên phải thừa nhận khâu tranh tụng hiện nay của ta còn nhiều hạn chế. . .”

>> Bài 1: Không thể buông lỏng giám sát hoạt động tư pháp

Đó là ý kiến của Trung tướng Trần Văn Độ - ĐBQH khóa XII, XIII, nguyên Chánh tòa quân sự Trung Ương khi trao đổi với Phóng viên Pháp lý về giải pháp, cơ chế để giám sát quyền lực các cơ quan tư pháp hiệu quả.

Kiểm soát quyền lực và PCTN trong ngành tư pháp

Phóng viên: Kiểm soát quyền lực là một chế định rất quan trọng đã được Hiến định, đặc biệt Hiến pháp 2013 đã tiếp tục nhấn mạnh và qui định rõ hơn vấn đề này. Xin ông cho biết ý nghĩa cốt lõi của việc kiểm soát quyền lực?

Trung tướng Trần Văn Độ: Trong thời kỳ đổi mới, nhận thức về kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng và Nhà nước ta đã từng bước có sự phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đưa vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam một yếu tố mới, đó là kiểm soát quyền lực nhà nước. Có thể nói, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng ta đã ghi nhận một nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chứa đựng đầy đủ các giá trị mới về chất so với nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước tập quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là nguyên tắc: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

[caption id="attachment_150387" align="aligncenter" width="410"]Trung tướng Trần Văn Độ phát biểu trước Quốc hội Trung tướng Trần Văn Độ phát biểu trước Quốc hội[/caption]

Đã có quyền lực thì phải kiểm soát quyền lực. Việc kiểm soát quyền lực nhà nước được hiểu là việc kiểm soát giữa cơ quan trong bộ máy và cả bên ngoài bộ máy. Kiếm soát được quyền lực có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng, chống lạm quyền, tham nhũng, lãng phí…

Trong kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực tư pháp đóng vai trò rất quan trọng. Ông có thể nói rõ hơn về những mối nguy nếu không kiểm soát được quyền lực các cơ quan tư pháp?

Tư pháp là chỗ dựa của công lý, tư pháp có quyền lực đặc biệt , hoạt động tư pháp là hoạt động “nhạy cảm” vì phán quyết tư pháp liên quan đến con người , nếu tư pháp làm sai sẽ gây hệ lụy trực tiếp đến quyền và lợi ích con người.

Kiểm soát quyền lực tư pháp sẽ giúp các hoạt động tư pháp thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất, tránh lạm quyền, oan sai, tiêu cực… Nếu không kiểm soát được quyền lực tư pháp sẽ gây lạm quyền, oan sai và sai lầm hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh con người.

Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và các cơ quan có nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng (PCTN) hiện nay? Chính sách của ta hiện nay có đủ hiệu quả để giúp PCTN trong ngành tư pháp?

Thực tế cho thấy quan hệ này không rõ rệt và còn hình thức. Phòng, chống tham nhũng ở cơ quan tư pháp là một vấn đề rất hệ trọng. Có vụ án được khởi tố ngay chính tại cơ quan tư pháp.

Tham nhũng trong tư pháp có, nhưng chưa bị phát hiện nhiều. Cá nhân tôi coi trọng phòng hơn chống. Để phòng được tham nhũng trong cơ quan tư pháp ta phải có chế độ lương bổng hợp lý với thẩm phán để họ không thể bị mua bởi đồng tiền của bị cáo, đương sự.

Quy định ở ta hiện nay, người thẩm phán bị biến thành công chức hóa. Có chế độ bổ nhiệm phụ thuộc vào chính quyền, lương bổng hạn chế, có nhiệm kì, hạn chế về tuổi... Nhiều người đủ tuổi, đủ thâm niên công tác thì làm thẩm phán trong khi chưa chắc đã đủ kinh nghiệm, còn rất nhiều người khi có đủ trình độ năng lực thì lại đến tuổi về hưu.

Có thể nói chính sách với tư pháp của ta hiện nay không đủ hiệu quả với PCTN trong ngành tư pháp.

Quốc hội cần giám sát quyền lực tư pháp tầm vĩ mô

Thời gian qua, những hạn chế yếu kém, lạm quyền của các cơ quan tư pháp hầu hết không phải do những cơ quan chức năng phát hiện mà công lớn là do Báo chí và giới Luật gia, Luật sư phát hiện?

Giám sát hoạt động các cơ quan tư pháp là nhiệm vụ của nhiều cơ quan khác nhau. Tôi cho rằng những hạn chế yếu kém của tư pháp được phát hiện bởi báo chí, luật sư, luật gia là tất yếu.

Bởi đó là trách nhiệm xã hội của nhà báo, trách nhiệm bảo vệ thân chủ của luật sư, trách nhiệm lên tiếng vì công lý của luật gia. Tuy nhiên là người từ ngành mà ra, tôi nhận thấy có rất nhiều vụ việc được phát hiện bởi cơ quan tư pháp nhưng không rùm beng trên báo chí.

Là ĐBQH nhiều khóa, ông đánh giá thế nào về hiệu quả giám sát hoạt động các cơ quan tư pháp của Quốc hội thời gian qua?

Tôi đánh giá cao vai trò của Quốc hội trong việc tạo hành lang pháp lý bằng việc ban hành những đạo luật quan trọng và có ý nghĩa đối với tư pháp như Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Tổ chức TAND, VKS ND, Luật Tổ chức cơ quan điều tra. ..Tiếp đến là thực hiện chất vấn về các vấn đề tư pháp. Giám sát các báo cáo của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND TC về tư pháp, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm thẩm phán...

Tuy nhiên theo tôi, tới đây giám sát của Quốc hội nên ở tầm vĩ mô chứ không nên qua các vụ án cụ thể như trong thời gian qua. Ngoài ra, Hiến pháp và Luật cho phép Hội đồng thẩm phán Tòa Tối cao có thể ra các Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn luật nhưng lại không có cơ quan nào giám sát nội dung của Nghị quyết, Thông tư do HĐTP toà tối cao ban hành , dẫn đến nhiều Nghị quyết, Thông tư có nội dung sai luật và khó áp dụng trong thực tế. Ví dụ như Nghị quyết hướng dẫn áp dụng điều 60 của BLHS về án treo, Thông tư hướng dẫn về giám định hàm lượng chất ma túy…

Tranh tụng trong cả quá trình tố tụng: Giải pháp quan trọng giám sát quyền lực tư pháp hiệu quả

Nhiều ý kiến cho rằng tranh tụng là khâu đột phá trong cải cách tư pháp. Đặc biệt, tranh tụng ở tất cả các khâu của quá trình xử lý vụ án sẽ làm giảm đi lạm quyền, chạy án, sai sót khi giải quyết vụ án. Theo ông đây có phải là một trong những cơ chế đáng lưu tâm để giám sát quyền lực các cơ quan tư pháp hiện nay?

Tranh tụng là khâu đột phá của cải cách tư pháp. Tranh tụng ở đây không phải chỉ diễn ra tại phiên tòa mà tranh tụng ở trong tất cả quá trình tố tụng, từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đến khi bản án có hiệu lực thi hành.

Giám sát quyền lực các cơ quan tư pháp bao gồm giám sát bên trong các cơ quan tư pháp và giám sát bên ngoài vào. Giám sát bên trong các cơ quan tư pháp với nhau, phổ biến và thường xuyên sẽ có ý nghĩa quan trọng.

Theo tôi, nếu duy trì tranh tụng ở tất cả các khâu trong quá trình tố tụng và đảm bảo các nguyên tắc quan trọng của tố tụng thì cũng là một giải pháp quan trọng giám sát được quyền lực của các cơ quan tư pháp hiệu quả.

Tuy nhiên phải thừa nhận khâu tranh tụng hiện nay của ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy, muốn tranh tụng là khâu đột phá thì phải đào tạo, tập huấn cán bộ, từ điều tra viên đến kiểm sát viên, thẩm phán. Đặc biệt, cần đào tạo đội ngũ thật đông đảo các luật sư có chất lượng.

Và câu hỏi cuối, xin ông chia sẻ kinh nghiệm nước ngoài về giám sát quyền lực tư pháp hiệu quả mà ông thấy đáng lưu tâm?

Theo kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi, ở một số nước họ có cơ chế tố tụng chặt chẽ và minh bạch. Ở Nga, mối quan hệ chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng thể hiện hiệu quả trong việc giám sát lẫn nhau. Đó là mối quan hệ giữa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trong đó Viện kiểm sát giữ vai trò chỉ đạo quá trình điều tra, cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra, Tòa án xét xử chỉ có chức năng xét xử, bảo vệ công lý…

Mục đích cuối cùng của tư pháp là phải tìm ra công lý, bảo vệ được công lý, bảo vệ được quyền con người. Trong tư pháp, tòa án phải thực sự độc lập và khách quan, trở thành trung tâm của hệ thống tư pháp. Cần chú trọng đến khâu đào tạo thẩm phán bởi thẩm phán là khâu xét xử - khâu cuối cùng có khả năng, nhiệm vụ có thể quyết định đến số phận pháp lý của một người cụ thể. Ở một số nước tiến tiến, họ có chế độ bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, có cơ chế bảo vệ thẩm phán, có mức lương bổng cao dành cho nghề thẩm phán. “Công lý đắt đỏ” tức là người thẩm phán phải được đãi ngộ hợp lý khi làm công việc của mình…

Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Phan Tĩnh ( thực hiện)

 

Bạn đọc đặt go88 game bài đổi thưởng dài hạn vui lòng để lại thông tin