go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Hà Nội: Chuyên gia khuyến nghị gì ? Tới đây có cần kéo dài thời gian giãn cách nữa hay không ?

(Pháp lý) – Mặc dù trong những ngày này, Thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND, song số ca nhiễm Covid-19 vẫn không ngừng  tăng, xuất hiện nhiều ổ/cụm dịch có nguồn lây khác nhau và khó khăn trong truy vết hết nguồn gốc lây bệnh. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức  tạp tại Hà Nội, các chuyên gia khuyến nghị những gì ? Và vấn đề người dân quan tâm hiện nay là hết ngày 8/8, có cần tiếp tục giãn cách nữa hay không ?

image001-1627993335.jpg
Hà Nội giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị số 17 từ 6h00 sáng 24/7.

Theo PGS TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: “Dù nguy cơ dịch bệnh hiện tại ở Hà Nội được đánh giá diễn biến phức tạp, khó đoán – với chủng Delta có mức độ lây lan rất nhanh, nhưng chính quyền thủ đô đã nhận định tình hình và hành động một cách rất chủ động , thực hiện các biện pháp mạnh hơn những đợt dịch trước đó cũng như can thiệp đúng lúc, đúng thời gian “vàng”, do vậy người dân có thể yên tâm và tin tưởng chúng ta sẽ kiểm soát được dịch bệnh”. Đặc biệt PGS TS Nguyễn Viết Nhung cho rằng Thành phố cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng , đặc biệt tầm quan trọng của tiêu chí 5K + vaccine.

Diễn biến tình hình dịch bệnh Hà Nội đang rất phức tạp

Vào trưa ngày 3/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã công bố danh sách 40 ca dương tính Covid-19 liên quan đến Công ty Thực phẩm Thanh Nga, trong đó có 30 ca là nhân viên công ty và 10 ca liên quan. 

51-1627993382.jpg
Phong toả tạm thời ngõ 651 Minh Khai có các ca dương tính liên quan đến công ty Thanh Nga

Trước đó vào sáng 3/8, ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín - xác nhận, địa phương vừa ghi nhận thêm trường hợp nghi mắc Covid-19. Đây là nam công nhân (ở xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì) làm việc tại Công ty Coca-Cola trên địa bàn. Từ ngày 01/8, người này có triệu chứng ho sốt nên đi khám tại Bệnh viện Thăng Long và kết quả mẫu xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tiếp nhận thông tin, UBND huyện đã yêu cầu và Công ty Coca-Cola chủ động dừng sản xuất để truy vết, điều tra dịch tễ.

Theo dự báo của ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội: trong những ngày tới số ca mắc ngoài cộng đồng có thể tăng cao hơn nữa chứng tỏ Thành phố đã đánh giá đúng nguy cơ và đã rà soát đúng các đối tượng. Phải ít nhất sau 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội thì số ca mắc mới có thể sẽ giảm dần sau khi đạt đỉnh. 

Tuy nhiên, để số ca mắc Covid-19 ở Thủ đô giảm dần thì việc giãn cách phải được tuân thủ nghiêm ngặt hơn từ phía chính quyền, các cơ quan chức năng, cùng với sự ủng hộ triệt để từ phía người dân.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình, tối ngày 23/7 Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành hỏa tốc Chỉ thị số 17/CT-UBND (Chỉ thị số 17) thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng, chống dịch bệnh.

Chỉ thị nhấn mạnh: "Mỗi người dân phải là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài, chung tay chống dịch". Đề nghị mỗi người dân Thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. 

Việc cách ly thực hiện theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.

Thành phố Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động. Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.

Thực hiện khai báo y tế hằng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

Trong Chỉ thị số 17, UBND yêu cầu công tác phòng, chống dịch đối với: cơ sở kinh doanh, dịch vụ; nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng trọng điểm cấp bách; các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất trong các khu/cụm công nghiệp; các cơ quan, công sở, tập đoàn, doanh nghiệp; hoạt động giao thông vận tải; sở chỉ huy của Thành phố, các sở, ngành, địa phương; chế độ thông tin, báo cáo, phát ngôn; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố khẩn trương tổ chức, triển khai Chỉ thị phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. 

Chủ tịch Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 17 phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương. Đề nghị các Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn Thành phố và UBND các tỉnh, thành phố liên quan phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống dịch của Thành phố.

Đánh giá tình hình sau một tuần Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, Chủ tịch Chu Ngọc Anh khẳng định: Chỉ thị số 17 đã phát huy hiệu quả, giúp bóc tách được hàng trăm ca F0 tiềm ẩn trong cộng đồng. Tuy nhiên, những ngày giãn cách còn lại có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có kiên trì thực hiện thật nghiêm, thành phố mới có cơ hội khu biệt và tìm ra hết F0.

Chuyên gia nhận định và khuyến cáo gì ?

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Pháp lý, PGS TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, nhận định: dịch bệnh tại Hà Nội theo tôi được đánh giá là tương đương với TP. Hồ Chí Minh, nguy cơ cao vì mật độ dân cư, nhiều nhà cao tầng chung cư, lây nhiễm trong cộng đồng đa nguồn đa ổ và giao lưu với các địa phương khác trong cả nước là rất nhiều. Tuy nhiên chúng ta cũng không bi quan, lý do vì Hà Nội đã nhận định được tình hình hiện nay này một cách chủ động và thực hiện giãn cách toàn xã hội rất quyết liệt, với các biện pháp mạnh hơn những đợt dịch trước và đặc biệt quan trọng là Thành phố đã quyết định đúng lúc, ta gọi là đúng thời gian “vàng”. Do đó, tuy với nguy cơ tương đương nhưng cách can thiệp khác nhau, thời điểm khác nhau thì kết quả ở Hà Nội sẽ khả quan hơn nhiều.

52-1627993493.jpg

PGS TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương.

Theo PGS TS Nguyễn Viết Nhung, hiện tại các ca nhiễm ngoài cộng đồng rất nhiều, nhưng người dân nói chung đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và rất chủ động trong việc tự cách ly tại nhà. Đặc biệt, Thành phố đang giãn cách theo Chỉ thị số 17 thì tự khắc điều nay sẽ khiến số ca mắc giảm đi, bởi nguyên lý của việc giãn cách là giảm thiếu đến mức thấp nhất khả năng người tiếp xúc với người. Nếu một người bị nhiễm mà không lây cho người khác thì chỉ sau 14 ngày, sức khỏe của họ sẽ được cải thiện, đây được xem là một điểm tốt. 

Hà Nội cũng đang kêu gọi người dân nếu có triệu chứng thì chủ động liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm, khi người dân đã chủ động thì chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi được dịch bệnh, ông Nhung nhận định.

Với tình hình dịch bệnh hiện tại của Hà Nội, PGS TS Nguyễn Viết Nhung khuyến nghị cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất, việc thực hiện các biện pháp mạnh như hiện tại (áp dụng giãn cách toàn xã hội-PV) và kéo dài đúng như thời gian dự kiến 15 ngày sẽ rất tốt. 

Cùng quan điểm với PGS TS Nhung, ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho rằng việc áp dụng sớm giãn cách toàn xã hội như vừa qua là một biện pháp rất khả thi. Ông Việt phân tích: Hà Nội đang còn rất nhiều ca nhiễm lẩn khuất trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, do đó Thành phố đang rất quyết liệt vấn đề xét nghiệm sàng lọc các trường hợp có triệu chứng ho, sốt, mất vị giác… với các ổ dịch mới phát hiện tại các chợ và bệnh viện. Trong đợt bùng phát này, gần 20 nghìn mẫu đang xét nghiệm và cơ bản cho kết quả âm tính, thời gian tới đây số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng nhưng việc áp dụng giãn cách xã hội hoàn toàn là một giải pháp rất khả thi để ngăn chặn việc lây lan. Mục tiêu của giãn cách xã hội là hạn chế người tiếp xúc với người, làm được điều đó thì dịch bệnh rất khó lây lan. Chủ trương của Thành phố hiện nay là phải tận dụng thời gian “vàng”, tăng cường các yếu tố xét nghiệm, đặc biệt tập trung vào nhóm có triệu chứng nằm trong các vùng nguy cơ, đối tượng nguy cơ và vùng nguy cơ phải có mối quan hệ liên đới với nhau.

Thứ hai, PGS TS Nguyễn Viết Nhung cho rằng, mỗi người dân cần phải tuân thủ tuyệt đối tiêu chí 5K, đặc biệt không trốn tránh khai báo y tế khi đi từ vùng dịch. “Đừng vì chỉ nghĩ cho mình để ảnh hưởng đến cộng đồng, đây lại không phải cộng đồng nhỏ mà là cộng đồng rất lớn. Cộng đồng chờ đợi rất nhiều vào ý thức tự giác của mỗi cá nhân để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh” – ông Nhung nhận định.

Thứ ba, giải pháp được PGS TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh cần kết hợp 5K + vaccine. Theo đó, ông cho rằng là vấn đề vaccine cần phải triển khai một cách nhanh nhất cho người dân. Đặc biệt người dân nên nhận thức rằng tiếp xúc vaccine nào cũng tốt như nhau, tránh việc chọn lựa vaccine, tâm lý “đau đẻ chờ sáng trăng” là điều không nên. Không có nghiên cứu nào nói rằng vaccine loại này tốt hơn vaccine loại kia và cũng không có vaccine nào ngăn ngừa được 100% virus.

Nghiên cứu mới nhất của CDC Hoa Kỳ vừa công bố: những người dù đã tiêm đủ hai liều vaccine, khi nhiễm bệnh họ vẫn sẽ có một lượng virus lây truyền cho người khác tương đương những người chưa được tiếp cận vaccine. Có duy nhất một điều khác, khi tiêm vaccine rồi thì triệu chứng sẽ nhẹ hơn và tỷ lệ bị bệnh nặng phải nhập viện sẽ thấp hơn nhiều. Vai trò của vaccine chúng ta cần nhận thức là như vậy, chống dịch với tiêu chí 5K + vaccine với bất kỳ loại nào, không cần phải lựa chọn” – ông Nhung lý giải.  

PGS TS Nguyễn Viết Nhung cũng cho rằng các điểm tiêm chủng cần thực hiện tốt công tác giãn cách theo quy định một cách chuẩn chỉnh nhất, các bệnh viện cần tuân thủ mô hình sàng lọc 3 lớp nghiêm ngặt cùng với xét nghiệm giám sát trọng điểm định kỳ người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế để luôn giữ an toàn cho tuyến đầu. 

Đối với quy định của Thành phố yêu cầu yêu cầu các cán bộ, nhân viên bệnh viện cần thực hiện “4 tại chỗ” ("4 tại chỗ": làm việc - ăn uống - sinh hoạt, nghỉ ngơi - điều trị tại chỗ. Tổ chức làm việc luân phiên 7-14 ngày tại bệnh viện mới đổi ca – PV) , PGS TS Nhung đánh giá chưa thực sự khả thi, đặc biệt đối với bệnh viện TW lớn. Theo ông Nhung, để thực hiện tốt công tác phòng dịch tại bệnh viện, mỗi cán bộ, nhân viên phải cam kết với chính mình và cam kết với các đơn vị khoa, phòng là thực hiện thật đúng tuân thủ thật chuẩn với kiến thức và yêu cầu chống dịch. Mình bảo vệ cho mình cũng chính là bảo vệ cho bệnh viện và phải có giám sát chặt chẽ từ các đơn vị theo nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”. 

Đồng thời cần tiêm vaccine cho cán bộ y tế và người ở cùng nhà để tăng thêm tính an toàn cho bệnh viện. Giải pháp này có lẽ sẽ khả thi hơn là tập trung đông người tại bệnh viện, khi đó vô hình chung chúng ta làm nguy cơ lây nhiễm tiềm ẩn lên cao hơn. Bệnh viện khác với nhà máy xí nghiệp nên chúng ta cần áp dụng trên cơ sở bằng chứng khoa học.

Vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay là có cần thiết áp dụng giãn cách xã hội sau khi kết thúc Chỉ thị số 17 của Thành phố, PGS TS Nhung nhận định: việc kéo dài hay dừng lại phụ thuộc vào tình hình phát hiện ổ dịch mới, phát hiện những ca mắc mới phức tạp trong 10 ngày tới.

Ông hy vọng rằng CDC Hà Nội sẽ có hệ thống báo cáo tốt hơn, chi tiết hơn dựa trên việc phân tích các ổ dịch, tiên lượng được các yếu tố nguy cơ, vùng có nguy cơ nhiễm cao, điều này yêu cầu CDC Hà Nội cần phải hành động rất quyết liệt. Từ đó mới tham mưu cho Thành phố ra quyết định xem thời gian giãn cách tiếp theo như thế nào, hay không cần thiết giãn cách nữa… Tất cả đều phụ thuộc vào cách chúng ta can thiệp và kết quả can thiệp trong thời gian tới đây. Và đặc biệt là ý thức tuân thủ các yêu cầu phòng chống dịch của từng người dân.

Vũ Thủy
 

Bạn đọc đặt go88 game bài đổi thưởng dài hạn vui lòng để lại thông tin