Một góc khu vực các tòa nhà văn phòng tài chính ở Vịnh Marina, Singapore
Trung tâm tài chính quốc tế đặt nền tảng trên luật lệ
Chính phủ Singapore ngay từ đầu đã coi ngành dịch vụ tài chính không chỉ đơn giản là một phương tiện hỗ trợ sự phát triển của các ngành khác, mà là một trụ cột tăng trưởng. Để làm việc này, ông Lý Quang Diệu sử dụng cách tiếp cận "nhà nước kiến tạo phát triển" (developmental state). Theo đó, nhà nước xác định các ngành then chốt có thể đóng góp vào GDP và ban hành các chính sách phù hợp hỗ trợ nó.
Ngay từ năm 1968, Singapore quyết định thành lập Thị trường Đôla châu Á (Asian Dollar Market - ADM). Cùng với đơn vị tiền tệ châu Á (Asian Currency Unit - ACU) được thành lập song song, ADM đã cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài tham gia vào lĩnh vực dịch vụ tài chính của Singapore. Để ADM và ACU phát triển, ông Diệu tung ra các biện pháp khuyến khích và ưu đãi về thuế.
Khi ngành dịch vụ tài chính của Singapore ngày càng phát triển phức tạp và quốc tế hóa với sự gia tăng của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, nhu cầu về cách tiếp cận hợp nhất hơn để quản lý và điều tiết ngành trở nên cấp thiết. Vì vậy Cơ quan tiền tệ Singapore ra đời năm 1971. Cơ quan này đóng hai vai trò là ngân hàng trung ương và quản lý tài chính.
Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SES) sau đó được thành lập vào năm 1973. SES tiếp tục được hợp nhất với Sở giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore để tạo thành Sở giao dịch Singapore (SGX), nhằm đáp ứng sự đa dạng ngày càng tăng của thị trường vốn Singapore.
Việc hình thành MAS và SGX là một phản ứng thể chế với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Singapore trong thời kỳ này. Cùng với đó, đảo quốc còn lập ra một số cơ quan liên quan đến tài chính khác, đưa nước này trải qua một thời kỳ quốc tế hóa và đa dạng hóa hơn nữa trong những năm 1980 và 1990.
Bằng những điều luật khắt khe và sự giám sát chặt chẽ, MAS đã giúp Singapore phát triển thành một trung tâm tài chính.
Cùng với việc phát triển hạ tầng "mềm", Singapore cũng liên tục đầu tư phát triển hạ tầng cứng trong nhiều thập niên nhằm đáp ứng nhu cầu không gian của hàng nghìn tổ chức tài chính quy tụ về.
Đến 2014, Singapore là trung tâm ngoại hối lớn thứ tư trên thế giới và có khả năng cấp vốn bằng USD rất cao. Ngoài hàng trăm tập đoàn đa quốc gia sử dụng Singapore làm trụ sở khu vực, nơi đây còn có khoảng 4.000 công ty Trung Quốc chọn làm bệ phóng khi thâm nhập Đông Nam Á.
Vào những năm 90, Singapore thực sự trở thành một trong những trung tâm tài chính tầm cỡ thế giới với thị trường ngoại hối đứng hàng thứ tư sau London, New York và chỉ đứng sau Tokyo một chút.
Ngày nay, vị thế trung tâm tài chính mà cố thủ tướng Lý Quang Diệu tạo lập vẫn liên tục được củng cố. Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (Global Financial Centres Index) cập nhật đến tháng 9/2021 xếp Singapore là trung tâm tài chính ảnh hưởng lớn thứ tư thế giới, sau New York, London, và Hong Kong. So với lần xếp hạng liền trước vào tháng 3/2021, thứ hạng của Singapore tiếp tục tăng lên một bậc.
Theo hãng tư vấn Viettonkin Consulting, có 3 yếu tố then chốt để Singapore trở thành một trung tâm tài chính.
Đầu tiên là chính sách, với quy định và sự giám sát chặt chẽ đã mang lại niềm tin cho nhà đầu tư. Sự hỗ trợ từ chính phủ được cho là rất dồi dào, với các biện pháp khuyến khích nhằm thu hút nhiều người chơi hơn vào lĩnh vực tài chính và khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực này.
Thứ hai, Singapore có một lượng lớn các chuyên gia tài chính.
Thứ ba là cơ sở hạ tầng kinh doanh. Giá thuê văn phòng tại Singapore vẫn thấp hơn so với các trung tâm tài chính đối thủ hàng đầu như London, New York, Hong Kong và Tokyo. Singapore có một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến. Họ đứng hàng đầu thế giới về cơ sở hạ tầng giao thông, cũng là một trung tâm hàng không nổi tiếng và trung tâm cảng sầm uất.
Tham nhũng ít nhất trên thế giới
Singapore là trung tâm của một trung tâm kinh doanh quốc tế, cả về mặt địa lý lẫn kinh doanh, với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Singapore là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nền kinh tế ổn định - Chính phủ Singapore luôn được coi là một trong những hệ thống tham nhũng ít nhất trên thế giới, cũng như có một hệ thống pháp lý lành mạnh đã được áp dụng trong nhiều năm.
Các nhà quan sát cũng chỉ ra, pháp quyền mạnh mẽ và mức sống cao, mặc dù đắt đỏ của Singapore là những yếu tố thu hút các doanh nhân đến với quốc gia này.
Chính sách của Chính phủ minh bạch, ổn định. Singapore là một trong những nước có hệ thống chính trị cởi mở và toàn diện nhất trên thế giới. Để tạo điều kiện thúc đẩy tinh thần kinh doanh và khởi nghiệp, Singapore luôn nỗ lực duy trì hệ thống chính trị minh bạch, các chính sách cởi mở và bài trừ tham nhũng. Một sự thật đáng ngạc nhiên khác là người dân Singapore luôn rất quan tâm và cập nhật các thông tin chính trị. Người dân luôn lên án các hành động tham nhũng và lạm dụng quyền lực vì đây là những hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế và hình ảnh quốc gia của họ.
Singapore có một hệ thống pháp lý lành mạnh. Mọi hoạt động đều đặt nền tảng trên luật lệ
Chính phủ Singapore cũng rất chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Vì nhân lực được coi là “xương sống” để đất nước này không ngừng tăng trưởng. Có thể nói, Singapore đang sở hữu một lực lượng lao động của tương lai, một nhóm lực lượng mà ngay cả Mỹ hay các nước châu Âu vẫn chưa thể có được. Thành lập công ty ở Singapore cho phép chủ doanh nghiệp tiếp cận với một nhóm nhân tài sở hữu các bằng cấp quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, họ còn rất am hiểu công nghệ, nhanh nhẹn, tháo vát và năng suất lao động cao.
Một loạt những lợi thế dành cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh
Là một trong những nền kinh tế tài chính và kinh doanh hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Singapore cung cấp nhiều cơ hội cho hoạt động của công ty, chính sách thuế hợp lý, môi trường sống an toàn, cộng đồng kinh doanh tiên tiến, lối sống ổn định.
Singapore có mật độ công ty cổ phần tư nhân cao nhất thế giới và các công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào nhóm này, theo số liệu của Preqin (Mỹ). Có tới 313 nhà quản lý quỹ tiếp xúc với các PEVC (Private Equity Venture Capital) của khu vực Asean có trụ sở tại Singapore trong quý đầu năm, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Con số này gần gấp đôi so với 164 của phần còn lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Đông Nam Á và Trung Quốc) và 168 tại khu vực Bắc Mỹ trong cùng giai đoạn.
Ngoài phong cách sống và văn hoá hấp dẫn, Singapore có những lợi thế lớn để cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Nhiều xếp hạng đã chứng minh vì sao các doanh nhân và các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều coi Singapore là địa điểm phù hợp để thiết lập công ty hoặc doanh nghiệp của họ.
Cụ thể, Singapore được Ngân hàng Thế giới xếp hạng 1 trên thế giới để dễ dàng kinh doanh; được đánh giá là 1 trong số những quốc gia ổn định về chính trị nhất ở châu Á; xếp hạng nhất là lực lượng lao động tốt nhất trên thế giới; không có thuế lợi tức hoặc lợi tức vốn ở Singapore; không có thuế bất động sản, thừa kế ở Singapore…
Hầu hết các nhà đầu tư và chuyên gia trên toàn thế giới lựa chọn Singapore vì thuế suất thấp và các đặc quyền khác dành cho doanh nghiệp. Singapore cũng là nơi có nhiều công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ chế độ thuế ưu đãi, cùng nhiều chính sách hỗ trợ về thuế như miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ.
Thành lập một doanh nghiệp tại Singapore cực kỳ dễ dàng. Bạn chỉ mất 2,5 ngày làm việc và ba thủ tục bắt đầu kinh doanh. Do đó, Singapore đã được xếp hạng thứ 3 trong danh sách những quốc gia quy trình dễ dàng nhất để thành lập doanh nghiệp mới.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét một loạt những lợi thế khi doanh nghiệp của mình hoạt động tại quốc gia này, chẳng hạn như: Hiệu quả về thuế: Một trong những lợi thế duy nhất của Singapore là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Thuế thu nhập cá nhân có hệ thống cấp bắt đầu chỉ từ 0% và lên đến 20% đối với thu nhập trên 320.000 đô la Singapore.
Tương tự, thuế suất thuế doanh nghiệp hiệu quả đối với các công ty TNHH tư nhân Singapore có lợi nhuận lên tới 300.000 đô la Singapre là dưới 9% và có lãi suất cố định là 17% đối với lợi nhuận trên 300.000 đô la Singapore.
Việc áp dụng thuế hàng hoá và dịch vụ (GST 7 %) cho phép chính phủ ít dựa dẫm hơn vào thuế thu nhập, kiên cố hóa nền kinh tế bằng cách đánh thuế tiêu dùng và làm cho nền kinh tế Singapore cạnh tranh hơn trên phạm vi toàn cầu.
Một số đặc quyền chính về thuế của Singapore:
- Với mức thu nhập chịu thuế 17%, Singapore được xếp vào danh sách nước có mức thu nhập chịu thuế thấp thứ ba trên thế giới
- Thuế suất cá nhân từ 0-22% và có thể được miễn giảm (áp dụng cho một số cá nhân).
- Tất cả cổ tức và tiền lãi vốn đều không phải chịu thuế.
- Hiệp định đánh thuế hai lần với hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bệ phóng cho nhiều doanh nghiệp niêm yết tại TTCK Mỹ
Cách đây gần ba năm, Grab Holdings đã hợp nhất thành công với SPAC – Altimeter Growth, thương vụ huy động 4,5 tỷ USD, là đợt niêm yết công khai lớn nhất trong lịch sử của một công ty Đông Nam Á tại Mỹ. Thành công của Grab lại được biết đến dưới tư cách là doanh nghiệp Singapore nhiều hơn, bởi câu chuyện vươn tầm thế giới không chỉ ở hoạt động kinh doanh mà còn ở khả năng huy động vốn.
Tháng 8 năm 2023 – VinFast thuộc Tập đoàn Vingroup ( Việt Nam) đã rung chuông ra mắt trên Nasdaq Global Select Market, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu, với vốn hoá hơn 23 tỷ USD. Bên cạnh VinFast, sàn thương mại điện tử Tiki của Việt Nam cũng có ý tưởng IPO quốc tế và đã thành lập pháp nhân Tiki Global tại Singapore. Cả VinFast và Tiki có thể từng xem xét SPAC là một phương án, con đường tắt giúp việc IPO Mỹ nhanh chóng hơn. Lịch sử cho thấy, việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường Mỹ là chuyện không dễ dàng với một công ty Việt Nam.
Thực tế, Singapore được chọn làm “bệ phóng” cho nhiều công ty khu vực. Vì sao vậy? Sự phát triển của thị trường tài chính Singapore đạt đến đẳng cấp hàng đầu thế giới giúp cho nhiều doanh nghiệp trong khu vực chạm đến giấc mơ niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ nhanh chóng hơn. Singapore xếp thứ ba về chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu năm 2022, chỉ sau New York và London. Quốc gia này còn vượt qua Hong Kong để giành lấy vị thế số một khu vực châu Á.
Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ của thị trường tài chính Singapore giúp cho ngày càng nhiều công ty tại đây đủ sức tham gia sân chơi Mỹ.
Những ví dụ về các công ty Singapore thành công khi niêm yết chứng khoán tại Mỹ tạo thêm nhiều cơ sở để những doanh nghiệp khác trong khu vực có thể tin vào.
Trung tâm tài chính lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp
Với chính sách hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp để thu hút nhiều đầu tư hơn, Singapore là một trong những trung tâm kinh doanh thu hút nhiều nhà đầu tư nhất trên thế giới. Thành lập công ty ở Singapore, nhà đầu tư có thể tự do phát triển doanh nghiệp của riêng mình mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Nhiều người nhấn mạnh đây là một trong những lợi thế tốt nhất khi thành lập công ty ở quốc gia này, vì họ có thể tự do biến những ý tưởng khởi nghiệp của mình thành công việc kinh doanh.
Singapore luôn trong top 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
Ngoài tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ Singapore còn nới lỏng chính sách thương mại và thị thực để nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng sang quốc gia này. Thủ tục nhanh chóng cũng là một thế mạnh đáng chú ý khi kinh doanh tại Singapore. Với nhà cung cấp dịch vụ phù hợp và đáng tin cậy, nhà đầu tư chỉ cần đợi trong vòng chưa đầy 24 giờ để hoàn tất thủ tục thành lập công ty.
Singapore cũng là nơi có nhiều công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ chế độ thuế ưu đãi, cùng nhiều chính sách hỗ trợ về thuế như miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ.
Singapore còn là 'thiên đường khởi nghiệp' của các starup khu vực châu Á. "Là một thành viên quan trọng của Asean, Singapore là một trung tâm quan trọng, do đó là điểm đến hấp dẫn với các nhà quản lý quỹ hoạt động trong khu vực"
Trong khi các quốc gia khác có lợi thế nhờ sự hiện diện của các doanh nghiệp lớn hơn và các công ty công nghệ, từ góc độ quản lý quỹ, Singapore cung cấp nhóm giải pháp tốt hơn nhiều.
"Liên quan đến một số lĩnh vực nhất định như công nghệ, nơi chúng ta đang chứng kiến sự can thiệp ngày càng gia tăng của chính phủ Trung Quốc và Mỹ, Singapore cũng đại diện cho một sự lựa chọn ổn định về chính trị, trung lập và an toàn hơn để vốn toàn cầu có thể tiếp cận các cơ hội tại châu Á".
Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) được bảo vệ tuyệt đối
Với quyết tâm thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng, Singapore rất chú trọng phát triển hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Bộ phận sở hữu trí tuệ của Singapore nổi tiếng thế giới về mức độ minh bạch và nghiêm ngặt. Chính phủ Singapore đang khuyến khích các doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho việc R&D (nghiên cứu và phát triển). Do đó, để đầu tư nhiều hơn vào mảng này, Singapore đã ban hành một loạt các sáng kiến và biện pháp để bảo vệ quyền SHTT của công dân. Các biện pháp này gồm việc phê chuẩn các công ước, hiệp ước và kế hoạch về SHTT để nâng cao cơ sở hạ tầng và hệ thống go88 game bài đổi thưởng .
Thanh Hoài
Link nội dung: //ids-ip.com/index.php/singapore-trung-tam-tai-chinh-quoc-te-dat-nen-tang-tren-luat-le-a257851.html