Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh: VGP
Sáng 22/4 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng dự và chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.
Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, GD&ĐT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Thống đốc NHNN Việt Nam, 180 đại biểu đại diện cho các DN, hiệp hội DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố với sự tham dự của lãnh đạo UBND các tỉnh cùng các sở, ngành liên quan; 37 điểm cầu DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chính phủ đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt qua dự báo, tác động tới tình hình kinh tế Việt Nam, gây ra những khó khăn cần tháo gỡ, những thách thức cần vượt qua.
Chính phủ Việt Nam mong muốn được lắng nghe, chia sẻ và thấu hiếu, đồng hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư tại Việt Nam cũng đã cảm nhận được những chia sẻ, thấu hiểu, đồng hành và sự nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong quá trình chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực liên quan đến đầu tư nước ngoài và tiếp tục rà soát thể chế, go88 game bài đổi thưởng , cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh trên nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", cân đối hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm và xác định rõ, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác.
Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự nhưng xử lý nghiêm những người vi phạm go88 game bài đổi thưởng theo quy định để bảo đảm, bảo vệ những người làm ăn chân chính, tuân thủ go88 game bài đổi thưởng và có trách nhiệm với cộng đồng, với sự phát triển chung.
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao sự quyết tâm, nghiêm túc và hiệu quả của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thời gian qua, trên tinh thần tin cậy, chân thành, chia sẻ, trách nhiệm, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành. Những yếu tố quyết định này là chìa khóa cho sự hợp tác thành công giữa đôi bên - khi chúng ta có những yếu tố này, những khó khăn, vướng mắc sẽ được giải quyết dễ dàng, kịp thời, hiệu quả hơn.
Thủ tướng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, cần thẳng thắn nhìn nhận lĩnh vực FDI vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập cần giải quyết, những thách thức cần vượt qua, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển và mong muốn của cả hai phía. Trong khi đó, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là các hoạt động đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có kế hoạch áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 sẽ tác động, ảnh hưởng lớn đến đầu tư nước ngoài, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia, khu vực.
Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc kiên định các vấn đề có tính nguyên tắc, việc thích ứng linh hoạt, an toàn, sáng tạo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả đối với các vấn đề cụ thể về đầu tư nước ngoài là rất quan trọng, mang tính quyết định đối với cả quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp. Để thích ứng linh hoạt một cách hiệu quả, trước tiên chúng ta cần phải có niềm tin, sự chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành….
Đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP
Thủ tướng đề nghị các đại biểu, đại diện doanh nghiệp, nhà đầu tư tập trung nêu rõ vấn đề, đề xuất kiến nghị cụ thể với tinh thần thẳng thắn, chân thành, cởi mở, trách nhiệm trên nguyên tắc “khó khăn đến đâu, tháo gỡ đến đó, khó khăn ở đâu, tháo gỡ ở đó; vướng mắc ở cấp nào, cấp đó giải quyết”, “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương trao đổi, giải đáp về các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, có giải pháp cụ thể trên tinh thần chân thành, thẳng thắn, cầu thị, lắng nghe, thấu hiểu, đồng hành; với tinh thần, xử lý công việc, vấn đề đặt ra phải nghiêm túc, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan…
Cộng đồng doanh nghiệp FDI hiến kế, cam kết đồng hành cùng Chính phủ
Phát biểu tại Hội nghị, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bày tỏ vui mừng khi Chính phủ Việt Nam đang cho thấy những nỗ lực tích cực để thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp FDI, cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Đồng thời cam kết sẵn sàng sát cánh với Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng một quốc gia thịnh vượng và kiên cường, hướng tới phát triển bền vững…
Ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, mặc dù phải đối mặt với một số rào cản nhưng Việt Nam đã được công nhận là một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Với tình hình kinh tế hiện nay, Việt Nam giờ đây cần phải có những bước đi táo bạo và quyết đoán hướng tới những cải cách mang tính đột phá để duy trì đà tăng trưởng.
Đối với chiến lược chuyển đổi năng lượng xanh, việc thực hiện chiến lược này chưa đáp ứng được kỳ vọng, điều này đã khiến một số dự án đầu tư phải tạm ngưng mở rộng. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai, cần đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai Quy hoạch phát triển điện VIII.
Việt Nam cũng nên có các hợp đồng mua bán điện trực tiếp để khuyến khích các nhà sản xuất năng lượng tái tạo, đặc biệt là các nhà máy trong khu công nghiệp nên được phép tham gia hơp đồng mua bán điện trực tiếp. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy có nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng các yêu cầu tuân thủ từ EU.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bên lề Hội nghị - Ảnh: VGP
Về thuế và phí, hoan nghênh quyết định của Chính phủ về gia hạn nộp thuế và giảm thuế giá trị gia tăng. Điều này sẽ hỗ trợ phục hồi kinh doanh và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần xây dựng các chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh để thu hút đầu tư, đặc biệt là trước quy định thuế tối thiểu toàn cầu sắp được áp dụng.
Ngoài ra, việc hài hòa hóa thủ tục hành chính và chính sách thuế là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong khuôn khổ EVFTA. Khuyến nghị Chính phủ không nên sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt như một công cụ để bù lại việc việc xóa bỏ thuế nhập khẩu.
Chính phủ có thể xem xét áp dụng hệ thống thuế thu nhập đặc biệt hỗn hợp đối với rượu vang và rượu mạnh và không nên áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm thiết yếu như sữa và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng; kiến nghị miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho các sản phẩm công nghiệp thân thiện với môi trường, chẳng hạn như xe điện.
Ông Masayoshi Fujimoto, chủ tịch Ủy ban Kinh doanh Nhật Bản - Việt Nam tại Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) mong muốn Thủ tướng Chính phủ quan tâm hơn đến môi trường đầu tư ở Việt Nam như sự chậm trễ trong việc phê duyệt cho các dự án đang diễn ra. Nếu vấn đề này được giải quyết trong thời gian tới sẽ rất hữu ích và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) - Ảnh: VGP
Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) kiến nghị, để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp công nghệ cao vào Việt Nam, cần cải thiện về thủ tục hành chính đơn giản hơn, hiệu quả hơn, ưu đãi của Chính phủ rộng hơn... Bên cạnh đó, Ông Hong Sun mong muốn Chính phủ quan tâm và nỗ lực tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp FDI liên quan đến cơ chế cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy,...
Ông Greg Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa kỳ tại Việt Nam (Amcham) đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường chính sách và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Chủ tịch Amcham mong muốn Việt Nam sẽ thúc đẩy đầu tư vào điện gió, điện mặt trời ngoài khơi cũng như hệ thống pin lưu trữ, đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các dự án năng lượng sạch…
Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ luôn mong muốn đóng góp lợi ích về tài chính cũng như kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp cho Việt Nam, vì vậy chúng tôi mong việc tạo điều kiện cho việc nhập cảnh được thông suốt, trong đó có tạo điều kiện cho nhập cảnh của khách du lịch sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam…
Ông Greg Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa kỳ tại Việt Nam (Amcham)
Để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, Ông Kim Sung Hun, Tổng giám đốc Công ty Amkor Technology Việt Nam kiến nghị:
Thứ nhất, cần đưa ra các quy chuẩn rõ ràng, chi tiết hơn về các văn bản dưới luật liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và nới lỏng các quy định khi kiểm duyệt, thẩm định các mô hình đặc thù kinh doanh của những ngành nghề sử dụng công nghệ cao.
Thứ hai, cần tăng cường hỗ trợ hành chính về xây dựng và phòng cháy chữa cháy thông qua việc mở rộng, bổ sung tăng thêm các cơ quan có quyền thẩm duyệt, thực thi thẩm định và thiết lập hệ thống hỏi đáp trực tuyến.
Thứ ba là hỗ trợ, kết nối để có thể tiếp cận cũng như làm việc với các trường đại học cũng như các tổ chức liên quan để có thể tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao cũng như công nghệ bán dẫn.
Chính phủ cũng cần sớm đưa ra quyết định cũng như các biện pháp để đối phó với tình trạng xấu đi của môi trường đầu tư trong khi áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.
Ông Dominik Meichle, Tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam cho rằng, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để tạo dựng cạnh tranh quốc gia, do đó đề nghị Chính phủ tích cực đóng vai trò đi đầu để điều phối hệ sinh thái giữa các doanh nghiệp, giới học thuật và các bên liên quan để thúc đẩy hoạt động cải thiện một cách cụ thể nguồn nhân lực cũng như cung cấp tài chính cho lĩnh vực này.
Ngoài ra, Ông Dominik Meichle đề xuất Chính phủ đánh giá lại các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp hỗ trợ thay thế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình sau khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu. Điều này sẽ giúp giữ chân doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn và sức cạnh tranh ngày càng cao trên toàn cầu.
Theo Ông Hans Kerstens, Trưởng Quản lý các Khu công nghiệp Deep C, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn để đạt được mục tiêu trở thành Net Zero vào năm 2050. Cho đến nay, rất ít quốc gia dám đặt các mục tiêu đầy tham vọng như vậy về mặt chuyển đổi năng lượng.
Để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng cho Net Zero vào năm 2050, Deep C đưa ra một số khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam như:
Huy động nhiều nguồn lực, trong đó có thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân và tạo khung pháp lý và quy định đầy đủ, minh bạch để thực hiện các mục tiêu. Đặc biệt, chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho các khu công nghiệp triển khai thuận lợi các sáng kiến phát triển năng lượng tái tạo, từng bước thay thế các nguồn năng lượng truyền thống.
Hiện nhiều tỉnh vẫn chưa cho phép các khu công nghiệp thành lập các công ty phân phối năng lượng của riêng họ và một hướng dẫn rõ ràng hơn về vấn đề này sẽ được đánh giá cao.
Ngoài các dự án điện mặt trời áp mái, năng lượng gió đang triển khai, Deep C cũng tích cực trao đổi với các đối tác về khả năng hợp tác kết nối từ các dự án điện gió đại dương, lưu trữ điện, sinh khối, LNG, sản xuất điện mặt trời trên các bãi chôn lấp kín.
DEEP C mong muốn tìm kiếm sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương cho nỗ lực này, bắt đầu từ bây giờ với việc phê duyệt khảo sát, nghiên cứu, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án năng lượng mặt trời tại bãi chôn lấp Đình Vũ hiện tại để bổ sung điện cho hoạt động sản xuất và vận hành trong các khu công nghiệp, bao gồm các giải pháp xử lý toàn diện cho bãi chôn lấp gây ô nhiễm, trong đó có xử lý khí thải, nước rỉ rác, đồng thời tối ưu hóa năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.
Hài hòa các mục tiêu chuyển đổi năng lượng với các mục tiêu khác trong chiến lược phát triển bền vững. Đặc biệt, mô hình phát triển khu công nghiệp sinh thái cần được quan tâm nhiều hơn với sự hỗ trợ đầy đủ về khung pháp lý để hiện thực hóa các sáng kiến, linh hoạt tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện; các chính sách, ưu đãi thiết thực cho mô hình khu công nghiệp sinh thái cũng cần được xem xét, tạo động lực cho nhiều khu công nghiệp tham gia vào cuộc cách mạng này…
Đinh Chiến (tổng hợp)
Link nội dung: //ids-ip.com/index.php/ra-soat-the-che-cai-thien-manh-me-hon-nua-moi-truong-dau-tu-kinh-doanh-a256771.html