go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: 3 chính sách lớn, tác động mạnh đến cả DN và NLĐ được quan tâm, tranh luận nhiều nhất

(Pháp lý). Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đang thu hút sự quan tâm của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động. Trong đó nổi lên 3 chính sách lớn, tác động mạnh đến cả DN và NLĐ được tranh luận nhiều nhất, đó là: Thời gian đóng BHXH, rút BHXH một lần, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH… Nhiều ý kiến chuyên gia và các nhà khoa học cho rằng, các nội dung đề xuất sửa đổi chỉ có thể “bền vững” với thời gian khi phù hợp với thực tế và giải quyết hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động.

1-1679891171.jpg

Bộ LĐ-TB-XH tổ chức họp báo thông tin về dự thảo luật BHXH sửa đổi

Số năm đóng BHXH và cuộc sống NLĐ khi về già

Nội dung được dư luận xã hội quan tâm nhất là đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Với đề xuất giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu, Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội, (LĐTB&XH) cho rằng, quy định mới sẽ tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, do cách tính mức lương hưu dựa trên thời gian đóng góp và mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH nên việc giảm điều kiện về thời gian đóng BHXH sẽ làm xuất hiện thêm nhiều trường hợp người nghỉ hưu ở mức lương thấp. Đặc biệt, với những người tham gia BHXH tự nguyện với mức thu nhập thấp thì mức hưởng lương hưu khi đủ tuổi hưu sẽ càng thấp, không đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. Điều này sẽ không khuyến khích được người dân tham gia BHXH tự nguyện, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu bao phủ BHXH.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện Nghiên cứu đời sống xã hội đánh giá hạ năm đóng BHXH nhưng tuổi nghỉ hưu đang tăng theo lộ trình đã tạo nên khoảng trống từ khi lao động nghỉ làm cho đến khi được lĩnh lương hưu (nam 62 tuổi vào năm 2028 và nữ 60 tuổi vào năm 2035).

Thực tế tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu của NLĐ đang có khoảng cách lớn, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày. Công nhân nữ tuổi 40 bị thu hẹp việc làm hoặc phải chuyển nghề. Khi tuổi nghề hết, tuổi hưu chưa tới thì lao động thà rút BHXH một lần rồi tính tiếp chứ không chờ đến lúc lĩnh lương hưu.

Có thể thấy rõ, việc giảm số năm đóng BHXH xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ hưởng của NLĐ. Với thời gian đóng BHXH  ngắn thì mức hưởng lương hưu tương ứng của NLĐ sẽ thấp.

Hiện nay, theo Luật BHXH năm 2014, nếu đóng BHXH tối thiểu 20 năm để hưởng lương hưu, lao động nữ sẽ được hưởng tỷ lệ 55%, lao động nam được hưởng 45%.

Còn với đề xuất tại dự thảo mới, khi chỉ đóng tối thiểu 15 năm BHXH, lao động nữ được hưởng 45%, lao động nam được hưởng 15 x 2,25% = 33,75%. Tỷ lệ này là khá thấp, khó có thể đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi về già.

Rút BHXH một lần: Giải quyết căn cơ là tạo niềm tin và sự đồng thuận của NLĐ

Về chính sách rút BHXH một lần, hiện Ban soạn thảo đang đề xuất 02 phương án. Phương án 1 giữ nguyên quy định hiện hành. Cụ thể, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, NLĐ sẽ được rút BHXH một lần.

Phương án 2 được đưa ra là, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà NLĐ có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để NLĐ hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia thì cả hai phương án trên đều có những điểm hạn chế. Đặc biệt phương án 1 không có sửa đổi về chính sách nên phương án này không thể hạn chế được tình trạng rút BHXH một lần như hiện nay, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ khi đến tuổi nghỉ hưu.

Trong khi đó với phương án 2, việc cho phép NLĐ được rút tối đa 50% thời gian đóng BHXH thì số tiền BHXH bảo lưu còn lại sẽ là rất thấp, đặc biệt là với những người có mức thu nhập đóng BHXH thấp, hệ quả là mức lương hưu khi về già không đáng kể, không có nhiều ý nghĩa về mặt an sinh xã hội. Bên cạnh đó, NLĐ đã tính đến việc rút BHXH một lần thì chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn, nên việc chỉ cho phép rút tối đa 50% tiền BHXH có thể gây ra phản ứng từ phía NLĐ, nên cần phải giải thích thấu đáo về ý nghĩa của chính sách này.

Ngoài ra, Điều 71 dự thảo quy định lao động nếu hưởng BHXH một lần sau thời điểm luật này có hiệu lực (dự kiến 1/1/2025) thì phải đóng đủ 20 năm mới được hưởng lương hưu.

Như vậy, phương án hai là một trong những rào cản ngăn NLĐ rút BHXH một lần. Ví dụ lao động đóng 10 năm BHXH mà rút một lần thì còn 5 năm bảo lưu trong quỹ. Nếu sau này họ đi làm và quay trở lại hệ thống thì phải tích lũy thêm 15 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Mục tiêu của phương án chỉ đạt được là giảm tối đa tình trạng rút một lần, đảm bảo an sinh cho NLĐ khi về già.

Đây là giải pháp đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của NLĐ. Vấn đề cốt lõi của việc nhiều NLĐ lựa chọn phải rút BHXH một lần không nằm ở việc tăng giảm thời gian đóng BHXH, mà vấn đề nằm ở việc tuổi nghỉ hưu quá cao dẫn đến chính sách BHXH không phù hợp với nhiều lao động.

Tuy nhiên đề xuất này cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều tương tự như hiện tại. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến NLĐ rút BHXH một lần, trong đó có nguyên nhân thời gian đóng BHXH quá dài. Nhưng nguyên nhân căn bản nhất là hiện nay, đời sống của nhiều người hết sức khó khăn, không ít NLĐ bị giảm hoặc mất việc làm, nên họ rất cần tài chính để trang trải cuộc sống hay thay đổi công việc. Ngoài ra, chính sách BHXH chưa thực sự hấp dẫn và linh hoạt, mức lương hưu còn thấp nên chưa tạo được niềm tin để NLĐ gắn bó lâu dài.

Vì vậy để giải quyết căn cơ tình trạng này, quan trọng nhất là tạo được niềm tin và sự đồng thuận của NLĐ. Muốn vậy cần tăng quyền lợi BHXH cho người tham gia, đặc biệt mức lương hưu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ khi về già. Ngoài ra cần tăng cường tuyên truyền để NLĐ hiểu về ý nghĩa của BHXH, những thiệt thòi khi rút BHXH một lần. Chỉ có như vậy mới giữ chân NLĐ ở lại hệ thống an sinh, thay vì là những giải pháp tạm thời thiếu thực tế.

Tiền lương đóng BHXH phải hài hòa lợi ích của DN và NLĐ

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đưa ra hai phương án tiền lương để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với NLĐ.

Thực tế cho thấy phương án 1 (cách tính lương đóng BHXH hiện hành) chưa bảo đảm quyền lợi tốt cho NLĐ. Quy định cứng phụ cấp tính đóng BHXH chỉ có thể thực hiện với doanh nghiệp có thang bảng lương thể hiện các khoản cố định (đa số là doanh nghiệp nhà nước). Nhưng hiện nay mới tính đóng được trên ba loại phụ cấp bao gồm chức vụ, thâm niên nghề và thâm niên vượt khung (nếu có).

Ở một số doanh nghiệp vẫn xảy ra tình trạng tách thành nhiều khoản trợ cấp, bổ sung để "lách, né" đóng BHXH. Không ít doanh nghiệp tồn tại ba loại thu nhập của NLĐ là loại làm căn cứ đóng BHXH, loại để quyết toán và thu nhập thực tế.

Có doanh nghiệp trả tổng thu nhập cho người lao động 20 - 30 triệu đồng/tháng nhưng đóng BHXH theo mức lương 5 - 6 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng nhất định đến việc thụ hưởng các chế độ BHXH của NLĐ, đặc biệt là mức hưởng lương hưu khi về già.

Với phương án 2, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH sẽ bao gồm thêm cả các khoản phụ cấp lương, bổ sung khác gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của NLĐ. Các khoản này gồm xác định từ trước và biến động trong quá trình làm việc. Về ý nghĩa, phương án 2 sẽ bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của NLĐ.

Tuy nhiên, tính khả thi và khả năng tổ chức thực hiện phương án 2 sẽ rất khó thực hiện. Bởi tiền lương, phụ cấp lương của NLĐ có thể biết trước được theo hằng tháng nhưng những khoản thu nhập khác lại khó xác định trước. Trong khi đó, tiền BHXH sẽ thu theo tháng, nếu như không có được cơ sở dữ liệu đủ tốt về thu nhập của NLĐ sẽ rất khó cho việc đảm bảo thu chính xác. Từ đó, có thể gây khó cho cả người sử dụng lao động cũng như cơ quan BHXH. Một vấn đề quan trọng khác là nếu tính nộp BHXH theo phương án 2 thì Doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm khoản chi phí không hề nhỏ

Thực tế hiện nay, theo ước tính, chi phí lao động (bao gồm cả bảo BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn) chiếm khoảng 25% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tỷ trọng chi phí đóng BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn có xu hướng tăng do gắn với mức lương tối thiếu. Như vậy, có thể thấy chi phí lao động trong các doanh nghiệp tăng trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Như vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong căn cứ đóng BHXH luôn được doanh nghiệp quan tâm.

Với hai phương án được đề xuất quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cho thấy nếu phương án 2 được lựa chọn sẽ làm gia tăng chi phí lao động của doanh nghiệp và như vậy sẽ tạo thêm áp lực, góp phần gia tăng khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này sẽ tiếp tục tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và là một trong những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường.

Xác định rõ 3 hành vi trốn đóng

Theo đó, Dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi lần đầu xác định ba hành vi trốn đóng BHXH: Thứ nhất đóng thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH; Thứ hai là chủ sử dụng lao động không đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, hoặc đăng ký cho lao động sau 5 ngày kể từ lúc ký hợp đồng; Thứ ba là chủ sử dụng đã đăng ký đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ, nhưng đến thời hạn mà chưa đóng hoặc không đóng đủ tiền.

Luật BHXH hiện nay không quy định về trốn đóng BHXH bắt buộc mà chỉ nghiêm cấm hành vi này. Tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự, là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc đóng không đầy đủ các khoản trên. Mức xử lý cao nhất với hành vi trốn đóng BHXH là 7 năm tù.

Đề xuất đóng BHXH bắt buộc hơn 5 triệu chủ hộ kinh doanh cá thể

Dự kiến luật bổ sung thêm 3 nhóm tham gia BHXH bắt buộc, gồm: Chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; người lao động làm việc không trọn thời gian (làm việc bán thời gian).

Ba nhóm đề xuất tham gia BHXH bắt buộc kể trên, theo Bộ LĐ-TB&XH, luật hiện hành còn “bỏ sót” dù có nhu cầu và khả năng tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưa được luật hoá.

Với hộ kinh doanh cá thể, hiện cả nước có hơn 5,1 triệu hộ (gấp 6 lần số lượng doanh nghiệp). Trong đó có hơn 1,7 triệu lượt hộ kinh doanh kê khai và nộp thuế (theo dữ liệu thuế). Tuy nhiên, nhóm này hiện chỉ một số nhỏ tham gia BHXH tự nguyện, chưa bắt buộc tham gia BHXH.

Về hợp tác xã, số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư cho thấy, năm 2022, cả nước có khoảng 29.000 hợp tác xã đang hoạt động, với gần 6 triệu thành viên. Các hợp tác xã đang sử dụng khoảng 970.000 người lao động. Tuy nhiên, tới nay chỉ có gần 7.000 hợp tác xã đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho khoảng 40.000 người lao động.

Cơ quan soạn thảo Luật BHXH sửa đổi đánh giá, nếu bổ sung thêm 3 nhóm tham gia BHXH bắt buộc, với chủ hộ kinh doanh, sẽ có thêm khoảng 5,1 triệu người tham gia BHXH bắt buộc. Mức thu với mỗi người từ 500 nghìn đồng/tháng đến 9 triệu đồng/tháng (bằng 25% tiền thu nhập tính đóng BHXH, trong đó 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất, và 3% vào quỹ ốm đau, thai sản). Mức đóng BHXH cụ thể theo lựa chọn của chủ hộ kinh doanh, trên cơ sở tiền lương (thu nhập) tính đóng BHXH được luật định từ 2-36 triệu đồng/tháng.

Vấn đề cần được quan tâm đó là chi phí thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký tham gia và đóng bảo hiểm xã hội. Với quy định trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, chủ hộ kinh doanh cá thể sẽ phải tự đăng ký và đóng theo từng tháng. Do vậy, nếu không có hình thức đăng ký tham gia và phương thức thu tiền đóng phù hợp và tiện lợi thì sẽ phát sinh chi phí đánh đổi đối với mỗi cá nhân là chủ hộ kinh doanh cá thể trong việc thực hiện quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo từng tháng. Bởi vì không phải hộ kinh doanh nào cũng có thể thuê người đảm nhiệm mà sẽ phải tự thực hiện các thủ tục này.

Đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng lương, khi quy định tham gia BHXH bắt buộc, hàng tháng sẽ phát sinh thêm chi phí đóng BHXH tương tự như với chủ hộ kinh doanh cá thể.

Trường hợp người làm việc không trọn thời gian tham gia BHXH bắt buộc, người lao động và chủ sử dụng sẽ đóng dựa trên mức thu nhập hằng tháng (tối thiểu 2 triệu đồng/tháng trở lên). Trong đó, người lao động đóng 8% tính trên tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; người sử dụng lao đóng cho người lao động 14% vào quỹ hưu trí tử tuất và 3% vào quỹ ốm đau thai sản.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, quy định mới kể trên nếu được thông qua sẽ làm phát sinh thêm chi phí cho người lao động, người sử dụng lao động. Tuy nhiên, bù lại chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp và hợp tác xã không hưởng lương, người làm việc theo giờ sẽ được bảo vệ khỏi những rủi ro, được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, mức hưởng theo mức đóng góp (như người lao động làm việc khu vực chính thức).

Dự kiến tháng 10/2023 tới đây, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ được chính thức trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Với mục tiêu để BHXH trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) được kết cấu thành 9 chương, 133 điều; trong đó có bổ sung hai nội dung mới là trợ cấp hưu trí xã hội và quản lý thu, đóng BHXH.

Thành Chung (Tổng hợp)

Link nội dung: //ids-ip.com/index.php/sua-doi-luat-bao-hiem-xa-hoi-3-chinh-sach-lon-tac-dong-manh-den-ca-dn-va-nld-duoc-quan-tam-tranh-luan-nhieu-nhat-a256654.html