go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Nguy cơ dịch tại Hà Nội rất cao: Cần kiên quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch

(Pháp lý) – Trên cơ sở đánh giá  tình hình thực tế, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội chiều ngày 20.8 đã đồng ý chủ trương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn TP đến 6 giờ, ngày 6/9 để phòng chống dịch Covid-19. Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đánh giá, dù thành phố đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng chống dịch , nhưng nguy cơ dịch vẫn rất cao. 

Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh tại Hà Nội vẫn ở mức cao và khó lường, xét nghiệm diện rộng và xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới, chuyên gia y tế và go88 game bài đổi thưởng cũng cho rằng Hà Nội cần tiếp tục giãn cách, thực hiện nghiêm “5K” - biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Đồng thời, chính quyền và các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại chỗ và lưu động, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

image001-1629468955.jpg
Trưa 20/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết Hà Nội ghi nhận thêm 51 ca mắc mới, trong đó 23 ca tại cộng đồng.

Nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn ở mức cao và khó lường

Trưa 20/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết Hà Nội ghi nhận thêm 51 ca mắc mới, trong đó 23 ca tại cộng đồng. Đáng chú ý đã ghi nhận chùm ca bệnh tại chung cư HH4C, Linh Đàm với 13 trường hợp. Đây là 13 bệnh nhân sống tại khu vực nguy cơ cao, ngày 18.8 được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện khu vực nguy cơ (lấy mẫu gộp) nghi ngờ dương tính, ngày 19.8 được lấy lại mẫu đơn, kết quả xét nghiệm dương tính.

8 ca dương tính tại cộng đồng khác  được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc theo diện khu vực nguy cơ, bao gồm 5 ca bệnh tại phường Quang Trung, Hà Đông và 3 ca tại Khương Mai, Thanh Xuân.

Trong nhận định mới nhất về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn ở mức cao và khó lường. Việc xét nghiệm diện rộng và xét nghiệm sàng lọc ho, sốt tại cộng đồng vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới, có thể còn có các trường hợp F0 khác trong cộng đồng chưa được bóc tách hết. Trong các khu phong tỏa vẫn xuất hiện nhiều F0 do truy vết không kịp hoặc thực hiện “chặt ngoài, lỏng trong”.

Thường trực Thành ủy yêu cầu các lực lượng chức năng tiếp tục siết chặt việc người dân ra đường không có lý do chính đáng, hợp lý như đã nêu trong Chỉ thị số 17 của Chủ tịch UBND TP. Các quận, huyện, thị ủy chỉ đạo bố trí, nâng cao hiệu quả thực chất của các chốt kiểm soát phòng, chống dịch ngay tại các ngõ, phố, thôn, xóm. 

Phát huy tốt vai trò các tổ Covid-19 cộng đồng, các tổ phản ứng nhanh từ quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, kiểm soát chặt cả bên ngoài và bên trong, nhất là các khu vực có F0 đã phong tỏa, tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”. Các nơi phong tỏa phải kiểm soát nghiêm, chặt hơn, bố trí lực lượng, phương tiện cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa cho từng gia đình, từng người dân để Nhân dân yên tâm ở tại chỗ, không ra ngoài, phòng ngừa lây lan dịch trong khu phong tỏa.

Thường trực Thành uỷ Hà Nội yêu cầu phải tiếp tục triển khai hiệu quả việc xét nghiệm diện rộng, trong đó lưu ý việc xác định các khu vực nguy cơ cao bảo đảm chính xác, ưu tiên xét nghiệm các “vùng đỏ”, các đối tượng nguy cơ cao như: Lực lượng tuyến đầu, người lao động tham gia các chuỗi cung ứng hàng hóa, vận tải, dịch vụ, công nhân lao động khu công nghiệp, chế xuất, giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cai nghiện...

Giãn cách mạnh mẽ, thực hiện nghiêm “5K” là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây.

PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam đánh giá, không để dịch bùng lên là thành công bước đầu, thể hiện sự nỗ lực cố gắng của hệ thống chính trị cũng như nhân dân Thủ đô.

“Ngay lập tức không thể đưa số ca bệnh trở về không nhưng hạn chế, cắt đứt được nguồn lây là kết quả rõ nét mà Thành phố đã đạt được trong công tác phòng dịch thời gian qua”, PGS.TS. Trần Đắc Phu nhận xét.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hà Nội đã khẩn trương triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng có chỉ định. Đặc biệt, việc xét nghiệm sớm, diện rộng các trường hợp ho sốt ở các vùng nguy cơ là cách làm hiệu quả của Hà Nội, cho thấy năng lực tốt của y tế cơ sở.

Cùng với kiểm soát chặt chẽ người ra đường, Hà Nội cũng đã và đang triển khai hiệu quả các “vùng xanh”, phát huy được vai trò của tự quản, giám sát được người ra vào từng ngõ, ngách.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, nguy cơ dịch bệnh của Hà Nội vẫn rất cao, qua sàng lọc vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng. Do đó, việc giãn cách, thực hiện nghiêm “5K” là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm từ các chuỗi như ngân hàng, bưu điện, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị, shipper…

image002-1629468991.jpg

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục triển khai việc xét nghiệm diện rộng có chỉ định, tập trung vào đối tượng, địa bàn nguy cơ.

“Nhưng cần xác định rằng xét nghiệm chỉ là thời điểm hiện tại, còn khi mở cửa, di biến động ra vào Hà Nội tăng thì vẫn có khả năng bùng dịch. Vì vậy cần triển khai mạnh mẽ hơn việc giãn cách, “5K”, quét mã QR ở các cơ quan, đơn vị, siêu thị, điểm công cộng kết hợp với đẩy mạnh tiêm vaccine và nên tiêm cả đối tượng người già, người có bệnh nền. Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm không được để tụ tập đông người tại các điểm tiêm, điểm lấy mẫu xét nghiệm”, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến nghị.

Hà Nội đang tiếp tục xét nghiệm đánh giá nguy cơ, "bóc vét" các F0 ngoài cộng đồng. Ngoài ra, việc xét nghiệm này cũng giúp thành phố đánh giá nguy cơ để quyết định hiệu quả của việc giãn cách xã hội ra sao. "Tôi cho rằng, nếu tiếp tục thực hiện quyết liệt thì Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch. Hơn nữa, chống dịch phải từ ý thức của người dân. Nếu thành phố quyết liệt bao nhiêu mà người dân không có ý thức thì cũng không đi đến thành công" - PGS-TS Trần Đắc Phu nói.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng thừa nhận qua đánh giá hơn 3 tuần giãn cách vừa qua, có thể nói dịch đã "ngấm" tương đối sâu trong cộng đồng, việc quét sạch F0 ngay lúc này là rất khó. Bên cạnh đó, số ca nhiễm hàng ngày giảm nhưng ở mức rất nhẹ, không thể khẳng định đây là thành quả bền vững.

"Về mặt chuyên môn, chúng tôi nhận định thành phố cần tiếp tục giãn cách và ít nhất là qua ngày 2/9 để đảm bảo an toàn cho người dân. Đây là thời điểm nguy cơ rất cao, người dân đổ ra đường đi chơi dịp lễ thì toàn bộ thành quả chống dịch có thể đổ vỡ hoàn toàn", ông Tuấn cho biết.

Phải xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm giãn cách và phòng chống dịch

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với Phóng viên Pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết, Hà Nội là trái tim của cả nước, trái tim có khỏe mạnh thì cơ thể mới khỏe mạnh. Do đó, Luật sư đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ các biện pháp mà Hà Nội đã áp dụng thời gian qua cho dù Hà Nội mới chỉ bắt đầu tăng mạnh các biện pháp giãn cách vào ngày 19/7. Việc áp dụng các biện pháp mạnh này đã góp phần giúp Hà Nội kiểm soát và hạn chế thấp nhất sự lây lan bùng phát dịch bệnh.

Cũng theo Luật sư Bình, thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sự ủng hộ, tin tưởng và tinh thần chủ động phòng, chống dịch của người dân Việt Nam, công tác phòng chống dịch COVID -19 của nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. 

 

image003-1629469035.jpg
Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh)

Nhưng tiếc thay, trong bối cảnh toàn bộ hệ thống, cơ quan chức năng và người dân chung tay, đồng lòng chống dịch thì vẫn còn không ít người dân thiếu ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch, cố tình tìm cách “lách luật” để ra đường. Có không ít những chốt trực chỉ “chặt” ở một thời điểm, hoặc nơi chặt, nơi buông, khiến người dân xuất hiện tâm lý chủ quan, xuất hiện tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”... 

Thậm chí đã xuất hiện các hành vi sử dụng giấy phép “luồng xanh” giả, xét nghiệm giả, chống đối lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ…  Những hành vi này là rất nguy hiểm cho xã hội. 

Có thể thấy vẫn có các hiện tượng xem thường go88 game bài đổi thưởng , xem thường công tác phòng chống dịch,  nguyên nhân một phần là chế tài về hành chính cũng như hình sự của chúng ta quá nhẹ, không đủ sức răn đe và phòng ngừa chung. Hoặc chúng ta xử lý chưa nghiêm minh quyết liệt , nhất là cá biệt có một số cán bộ, công chức, người có địa vị trong xã hội nhưng lại vi phạm qui định giãn cách, thậm chí vi phạm các qui định phòng chống dịch. Tới đây cần làm mạnh, xử lý nghiêm, thậm chí khởi tố hình sự để răn đe, LS Bình kiến nghị.

Theo luật sư Bình, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TU ngày 30/7/2021 về tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, về cơ bản, việc triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có chuyển biến tích cực. 

Tuy nhiên, số ca mắc trong cộng đồng vẫn cao và chưa rõ nguồn lây, nhiều ca không có biểu hiện dịch tễ; việc thực hiện Chỉ thị còn chưa thực sự đồng bộ, hiệu quả; nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc nhưng cũng có địa phương, cơ quan, đơn vị còn lơ là, chủ quan. Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt và thiếu sáng tạo, nhất là việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc chưa thực chất, chưa hiệu quả; nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách... Chính vì vậy người đứng đầu các cấp cần tuyên truyền cho cấp dưới của mình nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng về giãn cách xã hội để tập trung phòng, chống dịch COVID-19; xác định rõ đây là sứ mệnh, là nhiệm vụ chính trị ưu tiên số 1 để bảo vệ an toàn, tính mạng Nhân dân, bảo vệ cuộc sống yên bình và tương lai phát triển của Thủ đô, của đất nước. Đồng thời phải xử lý nghiêm minh các trường hợp lơ là trong công tác phòng chống dich. Luật sư Diệp Năng Bình kiến nghị.

Hiện nay chúng ta đã có một hệ thống chính trị xuyên suốt từ Thành phố đến cơ sở cùng vào cuộc một cách thực chất, chủ động, quyết liệt, tập trung cao nhất triển khai đầy đủ, nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời người dân Thủ đô cũng đã rất nghiêm túc, đồng lòng quyết tâm chiến thắng dịch bệnh với nhiều biện pháp và mô hình như ngõ xanh, chung cư xanh... 

Tuy nhiên, chúng ta cần phát huy hơn nữa hoạt động của Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng; huy động tối đa sự tham gia của lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh,… để vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vừa giảm tải cho lực lượng chính quy, lực lượng tuyến đầu trong công tác kiểm soát dịch bệnh…. 

Cần tăng cường trách nhiệm tập thể cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với nêu cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Các địa phương chủ động làm việc cụ thể với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, yêu cầu xây dựng kế hoạch làm việc, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định về giãn cách và số lượng người đi làm... 

Đồng thời phát huy trách nhiệm nêu gương của các cơ quan này với cơ sở; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại chỗ và lưu động, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bên cạnh đó, phải quan tâm chăm lo đời sống của Nhân dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế trong xã hội; khẩn trương triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người dân và tiếp tục rà soát, đề xuất Thành phố ban hành bổ sung các chính sách hỗ trợ đối với lực lượng tham gia phòng, chống dịch và người dân, nhất là các đối tượng khó khăn để không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, không ngừng tuyên truyền các chính sách, các biện pháp để người dân nâng cao ý thức hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Đà Nẵng có thể truy cứu hình sự người trốn tránh xét nghiệm

Liên quan đến tình hình dịch Covid-19, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Tp. Đà Nẵng, nhận định, quận Hải Châu là địa bàn có dịch diễn biến phức tạp. Ông đề nghị ngành y tế gọi và người dân có liên quan đến chợ đầu mối Hoà Cường phải tự giác đi xét nghiệm. Thậm chí, đối với những người cố tình trốn tránh, né xét nghiệm, cần xử nghiêm, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xuân Trường
 

Link nội dung: //ids-ip.com/index.php/nguy-co-dich-tai-ha-noi-van-rat-cao-can-kien-quyet-xu-ly-nghiem-cac-to-chuc-ca-nhan-vi-pham-quy-dinh-phong-chong-dich-a253039.html