go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Góp ý hoàn thiện chính sách go88 game bài đổi thưởng về tài nguyên môi trường (Bài 7): Kiến nghị khắc phục những bất cập trong chính sách về khung giá đất

(Pháp lý) - Sự lạc hậu trong quy định về khung giá đất kéo theo bảng giá đất của các tỉnh thành, giá đất cụ thể của các địa phương thấp hơn nhiều so với thực tế. Khắc phục hạn chế về khung giá đất cho phù hợp với thị trường là một đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống…

Chính sách về khung giá đất hiện nay

Điều 113 Luật Đất đai quy định về khung giá đất. Theo đó: “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp”. Khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định: “Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp”.

Ngày 14/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 104/ 2014 NĐ-CP quy định khung giá các loại đất. Căn cứ vào mức giá các loại đất trên thị trường thì ngay tại thời điểm ban hành Nghị định trên: Giá đất ở, đất phi nông nghiệp tại đô thị và đất nông nghiệp trên thị trường đã cao hơn 20%, nhiều đường phố giá tối đa thực tế cao gấp hơn 2 lần giá tối đa tại khung giá do Chính phủ quy định, giá đất nông nghiệp, cá biệt có nơi cao gấp trên ba lần.

Khung giá đất không sát thị trường dễ phát sinh tiêu cực (ảnh minh họa)
Khung giá đất không sát thị trường dễ phát sinh tiêu cực (ảnh minh họa))

Tại một số địa phương, bảng giá đất lại quy định quá thấp so với giá đất phổ biến trên thị trường, thấp nhất là giá đất nông nghiệp. Tại vùng châu thổ sông Hồng, có một số địa phương quy định mức giá cao nhất của đất trồng cây hàng năm là 60.000đ/m2. Mức phổ biến nhất của giá đất nông nghiệp của các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ không vượt quá 200.000đ/m2; cá biệt có địa phương giá đất nông nghiệp cao nhất chỉ có 20.000đ/m2. Tại đồng bằng sông Cửu Long giá đất trồng cây hàng năm không vượt quá 210.000đ/m2, giá đất trồng cây lâu năm không quá 250.000đ/m2. Tình hình này cũng là hiện hữu của các tỉnh miền núi, trung du, Tây Nguyên. Với bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất như hiện nay thì mức giá cao nhất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại nhiều địa phương chỉ bằng 1,5 lần giá tối đa tại khung giá đất do Chính phủ ban hành.

Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương. Giá đất trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất.

Giá đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh bằng 60% giá đất ở liền kề. Giá đất thương mại, dịch vụ và đất chợ sử dụng ổn định lâu dài bằng giá đất ở liền kề hoặc giá đất tại vùng lân cận gần nhất; giá đất thương mại, dịch vụ sử dụng có thời hạn bằng 70% giá đất ở liền kề hoặc giá đất ở tại vùng gần nhất, trường hợp thấp hơn 1,2 lần giá đất nông nghiệp liền kề thì tính bằng 1,2 lần giá đất nông nghiệp. Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất thương mại, dịch vụ) được sử dụng lâu dài bằng giá đất ở liền kề hoặc tại vùng lân cận gần nhất, nếu sử dụng có thời hạn bằng 60% giá đất ở liền kề.

Giá đất xây dựng cơ quan, quốc phòng an ninh, công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính…bằng giá đất ở liền kề; giá đất xây dựng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính bằng 70% giá đất ở liền kề v.v… Giá đất thương mại, dịch vụ bằng 70% giá đất ở cùng vị trí, trường hợp đơn giá này thấp hơn 350.000đ/m2 thì áp dụng đơn giá là 350.000đ/m2; giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là thương mại dịch vụ bằng 50% giá đất ở cùng vị trí, trường hợp đơn giá này thấp hơn 240.000đ/m2 thì áp dụng đơn giá là 240.000đ/m2.

Theo các chuyên gia, những quy định trên đây mang nặng tính số học, chưa thể hiện được đầy đủ đặc tính kinh tế của đất đai, chưa phù hợp với thực tế của thị trường đất đai.

Bất cập của khung giá đất

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Xa - nguyên Cục trưởng Cục quản lý công sản thì từ khung giá đất, các địa phương có bảng giá đất của địa phương mình. Từ khung giá đất còn hạn chế nên nhiều địa phương quy định bảng giá đất, xác định giá đất cụ thể quá thấp so với mức giá phổ biến trên thị trường dẫn đến hệ lụy như khiếu kiện kéo dài, đã đang hiện hữu và sẽ phát sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông dân được bồi thường về đất không đảm bảo bằng 30% giá trị đất theo thực tế thị trường; do đó không có nguồn tài chính để tái tạo: “tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp”; Giá đất do Nhà nước quy định quá thấp so với mức giá phổ biến trên thị trường, nên có nhiều doanh nghiệp đang sử dụng đất thuê của Nhà nước, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản để kiếm lợi; làm suy giảm nguồn lực tài chính từ đất đai cho đầu tư phát triển.

Phân tích về giá đất, đại diện Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng: Từ khung giá đất, nhiều tỉnh thành lập ra bảng giá đất sau đó nhân với hệ số (K) sẽ ra giá đất cụ thể. Khung giá đất bất cập dẫn đến nhiều hệ lụy. Hệ số điều chỉnh giá đất tác động chủ yếu đến hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện thủ tục hợp pháp hóa quyền sử dụng đất ở ngoài hạn mức và cũng tác động đến doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân khi thuê đất hoặc giao đất trong một số trường hợp, kể cả đối với dự án bất động sản quy mô nhỏ, có mức thu tiền sử dụng đất dưới 30 tỷ đồng.

 Nhiều hệ lụy phát sinh từ những bất cập về khung giá đất (trong ảnh người dân khiếu kiện đông người về đất đai tại Thủ Thiêm, TPHCM).
Nhiều hệ lụy phát sinh từ những bất cập về khung giá đất (trong ảnh người dân khiếu kiện đông người về đất đai tại Thủ Thiêm, TPHCM).)

Việc xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất hiện nay dẫn đến hộ gia đình, cá nhân tại các quận ven và các huyện ngoại thành phải chịu tỷ lệ tăng hệ số điều chỉnh giá đất cao hơn các quận nội thành, tác động trực tiếp đến số đông người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị cư trú xa trung tâm. Tiếp đó, bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất tác động trực tiếp đến nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất của đông đảo hộ gia đình và cá nhân, mà đa số là sử dụng nhà để ở, không có kinh doanh nên dẫn đến nhiều hộ gia đình đã phải xin được nợ tiền sử dụng đất. Đây là vấn đề cần được xem xét thấu đáo để đảm bảo ổn định an sinh xã hội về nhà ở, vì có thể dẫn đến tình trạng nợ tiền sử dụng đất gia tăng trong thời gian tới đây. Bên cạnh đó, tổng số nợ ngân sách Nhà nước về đất năm 2018 tăng 38,2% so với tổng số nợ năm 2017 cũng là hiện tượng cần được nghiên cứu, giải mã để có chính sách phù hợp.

Bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất cũng có tác động nhất định đến giá cả của thị trường bất động sản. Một là, thực tế chỉ hình thành giá đất (khu dân cư nông thôn, đất đô thị, tại một vị trí của cùng một đường phố, đường giao thông, khu vực…không bao giờ hình thành giá của ba loại đất khác nhau (đất ở, đất thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp). Giá đất thương mại và dịch vụ, giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ hình thành tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất và chỉ những nơi tập trung sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trên thực tế, trong đô thị và khu dân cư nông thôn các loại đất phi nông nghiệp và giá đất ở có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Hai là, giá đất không có thời hạn, việc quy định giá đất có thời hạn là phi thực tế và sự nhầm lẫn giữa tiền thuê đất với giá đất. Ba là, mức giá tại các bảng giá đất do địa phương quy định cao nhất chỉ bằng 30% mức giá tối đa phổ biến trên thị trường; ở nhiều đường phố tại các đô thị lớn, cá biệt có trường hợp không bằng 20%.

Kiến nghị

Từ những bất cập trên, ý kiến của Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị bãi bỏ quy định "Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần" tại Điều 113 Luật Đất đai và giao toàn quyền cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành "Bảng giá đất" thì mới đảm bảo được nguyên tắc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 112 Luật Đất đai yêu cầu giá đất phải "phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường" và phải phù hợp với thực tế tình hình của địa phương. Đồng thời, kiến nghị giao quyền cho cấp tỉnh quyết định mức thu tiền sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình khi làm"sổ đỏ", để phù hợp với khả năng tài chính của người dân, tạo điều kiện để đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở.

Trong trường hợp vẫn duy trì việc quy định về khung giá đất thì cần xây dựng khung giá đất có giá sát thị trường hơn. Tiếp đó, để có bảng giá đất phù hợp thì cần có quy định cụ thể cơ chế xây dựng giá đất và thẩm định giá đất theo nguyên tắc cơ quan xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập; quy định cơ chế giám sát việc xây dựng bảng giá đất, cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất; xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất. Kiện toàn cơ quan định giá đất, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác định giá đất của cơ quan chuyên môn, các tổ chức định giá đất độc lập nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong công tác định giá đất.

Minh Minh

Link nội dung: //ids-ip.com/index.php/gop-y-hoan-thien-chinh-sach-phap-luat-ve-tai-nguyen-moi-truong-bai-7-kien-nghi-khac-phuc-nhung-bat-cap-trong-chinh-sach-ve-khung-gia-dat-a207498.html