go88 game bài đổi thưởng 2024 phiên bản mới nhất

Nhận diện một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm tham nhũng trong giai đoạn hiện nay

(Pháp Lý) - Tham nhũng được nhận diện là một vấn nạn của đất nước, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, tội phạm tham nhũng luôn xảy ra ở mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; xây dựng cơ bản; đầu tư công, quản lý tài sản công; tài chính, ngân hàng; y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội... Bài viết phân tích một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm tham nhũng trong một số lĩnh vực cụ thể, làm cơ sở, tiền đề để các cơ quan tiến hành tố tụng nhận diện và có giải pháp đấu tranh với tội phạm này trong thời gian tới. 
image001-1649412743.jpg
“Đưa hối lộ; Môi giới hối lộ; Nhận hối lộ” ngày càng tinh vi

Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng ở nước ta tiếp tục được đẩy mạnh; góp phần xử lý nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. 

Nổi lên là các vụ án như: (1) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công thương và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; (2) Vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và một số đơn vị liên quan; (3) Vụ án “Đưa hối lộ; Môi giới hối lộ; Nhận hối lộ” liên quan đến Phan Văn Anh Vũ; (4) Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí Ethanol Phú Thọ và Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam; (5) Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; (6) Vụ án “Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội; (7) Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, liên quan đến các quân nhân thuộc Bộ Quốc phòng; (8) Vụ án “Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) và các đơn vị liên quan; (9) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tham ô tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn. ...Và nhiều vụ án khác xảy ra trên địa bàn một số tỉnh thành trong 3 năm gần đây.....

Qua nghiên cứu các vụ án tham nhũng xảy ra trong thời gian qua, nhận thấy nổi lên một số phương thức, thủ đoạn phổ biến sau đây:

Thứ nhất, trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Hành vi tham nhũng diễn ra phổ biến trong việc chuyển nhượng, giao đất hoặc cho thuê chỉ định đất công sản không qua đấu thầu hoặc định giá với giá rẻ hơn thị trường gây thất thoát, thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cụ thể như các đối tượng thông đồng, móc nối với nhau để định giá trị quyền sử dụng đất (được giao cho các doanh nghiệp có vốn Nhà nước quản lý sử dụng) thấp hơn giá trị thực tế nhằm trục lợi; lợi dụng việc cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước hoặc tăng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu để xác định giá trị cổ phần doanh nghiệp thấp hơn giá trị thực tế thông qua việc định giá sai, trái go88 game bài đổi thưởng tài sản của doanh nghiệp (trong đó có việc định giá trị quyền sử dụng đất hoặc lợi dụng quy định về hạch toán chi phí dở dang để định giá thấp hơn giá trị thực tế), gây thất thoát rất lớn cho tài sản của Nhà nước.

Đơn cử như vụ án vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xảy ra tại Sở tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai. Đối tượng chính trong vụ án gồm Lê Viết Hưng – nguyên Giám đốc Sở tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai; Nguyễn Tấn Tài – nguyên Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai; Võ Cao Cường – nguyên Chủ tịch UBND phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa; Nguyễn Văn Đức – nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Tam Phước; Nguyễn Anh Thương và Vũ Văn Huy – cán bộ công chức địa chính phường Tam Phước; Nguyễn Tấn Long – Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Biên Hòa; Trương Quốc Tuấn – Nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Phước Thái; Nguyễn Hữu Thành, người bị thu hồi đất tại dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái cùng một số đối tượng có liên quan. 

image002-1649412743.jpg
Nhiều vụ đất công, tài sản nhà nước “rơi” vào tay tư nhân với giá rẻ mạt nhờ sự “tiếp tay” của quan chức

Các đối tượng kể trên đã có những sai phạm tại dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái. Cụ thể, năm 2014, Trương Quốc Tuấn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái. Sau đó, Tuấn móc nối, thông đồng với các cán bộ nói trên để làm các thủ tục hợp thức hóa nguồn gốc khu đất từ đất công trở thành đất tư và giao cho ông Nguyễn Hữu Thành làm chủ để thực hiện dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái. Tuy nhiên, với vai trò là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, ông Lê Viết Hưng, thời điểm đó đang làm Giám đốc Sở tài nguyên môi trường đã có những vi phạm về việc xác định nguồn gốc khu đất tại dự án trên dẫn đến giao đất cho các doanh nghiệp để thực hiện dự án mà không qua đấu giá, làm thất thoát tài sản của Nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Thứ hai, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tham nhũng xảy ra thông qua các hành vi sai phạm cụ thể như sai phạm về trình tự thủ tục đầu tư, thiếu báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được đầu tư hoặc dự án đầu tư chưa được phê duyệt; thiết kế dự toán sai; sổ sách ghi chép, theo dõi không đầy đủ; không có giấy chứng nhận kết quả thí nghiệm, vật liệu xây dựng; vi phạm trong khâu mời thầu, đấu thầu, trúng thầu, rút ruột công trình, thay thế các nguyên vật liệu đắt tiền bằng các nguyên vật liệu kém chất lượng... hay sự thiếu quyết liệt trong việc chỉ đạo xử lý, giải quyết những sai phạm đối với tập thể và cá nhân trong việc thực hiện công trình xây dựng cơ bản.

Đơn cử như vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Phòng Công thương huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Quá trình điều tra xác định, Nguyễn Giao Chi – nguyên Trưởng phòng công thương huyện Tam Bình đã chỉ đạo cấp dưới và thông đồng với các doanh nghiệp tạo thành “liên minh ma quỷ” rút ruột tiền công trình chia nhau tiêu xài. Phòng Công thương Tam Bình được UBND huyện Tam Bình giao làm chủ đầu tư các dự án xây dựng giao thông nông thôn và trụ sở làm việc các xã trong huyện. Theo đó, chủ đầu tư thực hiện dự án chỉ định gói thầu xây dựng khởi công xây dựng công trình trước khi ngân sách phân bổ nguồn vốn nhằm phục vụ yêu cầu phát triển địa phương. Thời điểm này, Nguyễn Giao Chi đã chỉ đạo Nguyễn Khắc Lâm Sơn - Kế toán công thương huyện Tam Bình tìm các đối tác (công ty xây dựng có pháp nhân) để lập thủ tục các hợp đồng khống một số công việc, nhằm rút tiền ngân sách nhà nước do Phòng Công thương huyện Tam Bình quản lý. Năm 2010, Chi cùng với Nguyễn Thành Nhân - Giám đốc Công ty Tam Bình thỏa thuận sử dụng pháp nhân của công ty ký khống hợp đồng hoàn toàn không có thực hiện công việc và khống phần công việc, gây thiệt hại trên 3 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

Thứ ba, trong lĩnh vực đầu tư công, quản lý tài sản công. Hành vi tham nhũng phổ biến là lợi dụng việc triển khai các dự án, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư... vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công, nhận hối lộ, thông đồng, móc ngoặc từ khâu tổ chức đấu thầu đến thi công, nghiệm thu hạng mục công trình, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư hay cấu kết, móc ngoặc với đối tượng ngoài xã hội để thao túng hoạt động mua bán, đấu giá đất đai gây thiệt hại cho Nhà nước.

Đơn cử như vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và các đơn vị thành viên. Quá trình điều tra ban đầu xác định các đối tượng Lâm Chí Quang – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VEAM; Nguyễn Thanh Giang – nguyên Tổng Giám đốc VEAM và Đào Huấn Ngữ - nguyên Giám đốc Công ty Đúc số 1 đã có hành vi vi phạm go88 game bài đổi thưởng trong việc quản lý, sử dụng khu đất diện tích 8.930,9 m2 tại địa chỉ số 220 đường Bình Thới, phường 14, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.

Thứ tư, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hành vi tham nhũng diễn ra với những phương thức, thủ đoạn không mới như lập khống hợp đồng vay vốn, làm giả sổ tiết kiệm, chứng từ kế toán, chữ ký để chiếm đoạt tiền gửi; chiếm hưởng tiền lãi suất ngoài trái quy định; cố ý làm trái, vi phạm quy định cho vay để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại lớn cho người dân, doanh nghiệp và ngân hàng; hoạt động huy động tài chính trái phép thông qua hình thức đầu tư tiền “ảo” ngày càng phức tạp, khó kiểm soát; các tổ chức, cá nhân đã câu kết với những người có chức vụ, quyền hạn để thành lập công ty hoạt động “tín dụng đen” nhưng núp bóng doanh nghiệp kinh doanh tài chính đang có chiều hướng gia tăng phức tạp...

Đơn cử như vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng). Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2016, lợi dụng chức trách được giao, ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV) đã chỉ đạo cấp dưới tại BIDV và BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh, Chi nhánh Hà Thành cho Công ty Bình Hà (là công ty "sân sau" của Trần Bắc Hà) và Công ty Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát cho BIDV số tiền đặc biệt lớn là 1.664 tỷ đồng.

Công ty Bình Hà mới thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh tế phát sinh, thuộc doanh nghiệp chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng theo tiêu chuẩn của BIDV; vốn tự có và tài sản bảo đảm không đủ điều kiện để cấp tín dụng theo chính sách tín dụng của BIDV; hồ sơ pháp lý của dự án chưa đầy đủ, chưa đánh giá hết phương án kinh doanh và phương án trả nợ khi dự án không hiệu quả. Mặc dù đã đánh giá và thẩm định dự án có 8 yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án, nhưng theo sự chỉ đạo của Trần Bắc Hà, BIDV đã thẩm định, đề xuất và phê duyệt cho Công ty Bình Hà vay vốn. Trong quá trình giải ngân, BIDV đã không kiểm soát dòng tiền có được sau kinh doanh, để các cổ đông Công ty Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân của BIDV... Tổng dư nợ của Công ty Bình Hà tại BIDV không có khả năng thu hồi là hơn 799 tỷ đồng.

Đối với Công ty Trung Dũng, mặc dù thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của Công ty Trung Dũng gặp khó khăn, chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán chưa đảm bảo, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên giá trị hạn mức tín dụng đề nghị được cấp chưa đáp ứng chính sách tín dụng của BIDV... nhưng tháng 8/2011, các bị cáo: Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Trần Hồng Quang, Đặng Thanh Nam vẫn thực hiện việc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỷ đồng cho Công ty Trung Dũng.

Thứ 5, trong lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội. Hành vi tham nhũng nổi lên là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội; tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thâm hụt quỹ bảo hiểm. Một số cán bộ, công nhân viên bệnh viện lợi dụng vị trí, nhiệm vụ được giao, lập khống hồ sơ bệnh án, phiếu thanh toán; khai tăng chi phí khám, chữa bệnh; khai sai dịch vụ, làm giả hồ sơ, giấy tờ... để trục lợi tiền bảo hiểm y tế. Ngoài ra, các đối tượng phạm tội còn lợi dụng việc đấu thầu, đấu giá và các hoạt động mua sắm, đầu tư công thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục nhằm thông đồng, móc ngoặc trong cả quy trình, từ khâu lập hồ sơ đển thanh quyết toán, tạo chứng từ giả để mua bán “lòng vòng” qua nhiều công ty, câu kết với các đơn vị thẩm định giá nâng giá lên nhiều lần trong các dự án để trục lợi, gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước, tập thể. Không những thế, các đối tượng còn lợi dụng chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Covid 19 để trục lợi thông qua hình thức tiêm “dịch vụ” với giá từ khoảng 2 đến 4 triệu đồng/người... gây ra những tâm lý, nhận thức không đúng hoặc sai lệch trong dư luận xã hội về các chủ trương, chính sách mà Nhà nước đang triển khai. 

Đơn cử như vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” xảy ra tại Khoa Kiểm soát dịch bệnh của Trung tâm y tế thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đối tượng chính trong vụ án là Nguyễn Thái Hiệp – bác sỹ Khoa Kiểm soát dịch bệnh và Lê Văn Thắng trú tại khu phố 7, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên. Quá trình điều tra xác định, Thắng và Hiệp cấu kết với nhau để tiêm vắc xin ngừa Covid 19 cho những người không thuộc đối tượng được tiêm nhằm trục lợi. Cả hai đã móc nối để tiêm cho 52 người với tổng số tiền gần 28 triệu đồng (600.000/người) vào 3 ngày 11/8/2021, 20/8/2021 và 24/8/2021.

Trên đây là một số thủ đoạn phổ biến của tội phạm tham những xảy ra trong một số lĩnh vực kinh tế thời gian vừa qua. Việc nhận diện và xác định rõ các thủ đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại tội phạm này trong thời gian tới./.

ThS. Lại Sơn Tùng

    
    
    

Bạn đọc đặt go88 game bài đổi thưởng dài hạn vui lòng để lại thông tin