Ảnh minh hoạ
Bài viết sau, tác giả sẽ khái quát về điều khoản trọng tài đa tầng, làm rõ cơ chế giải quyết tăng dần, thực tiễn áp dụng. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm giúp các bên cũng như Việt Nam thực thi hiệu quả các điều khoản trọng tài đa tầng trong thời gian tới.
1. Khái quát chung về điều khoản trọng tài đa tầng
Khái niệm điều khoản trọng tài đa tầng được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra dưới nhiều góc độ và cách thức giải nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, dù diễn giải bằng các cách riêng thì các nhà nghiên cứu đều có điểm chung và điển hình ở một số khái niệm sau:
Theo Trần Ngọc Phương Minh thì điều khoản trọng tài đa tầng (Multi – Tiered Dispute Resolution Clause) là “một chuỗi quy trình các bên sử dụng để giải quyết tranh chấp bao gồm hai, ba hoặc toàn bộ cơ chế sau: thương lượng, hòa giải, thẩm định chuyên gia và trọng tài. Điều khoản trọng tài đa tầng giúp các bên lựa chọn các phương thức phù hợp với nhu cầu và mối quan hệ của mình, với những cơ chế tăng dần về tính ràng buộc và độ phức tạp. Thương lượng, hòa giải và thẩm định chuyên gia là những cơ chế đòi hỏi sự thiện chí của các bên, giúp các bên bình tĩnh suy xét và cùng nhau giải quyết tranh chấp. Tầng cuối cùng của điều khoản trọng tài đa tầng là tố tụng trọng tài, vốn tốn nhiều thời gian và chi phí nên chỉ được sử dụng khi các bên cảm thấy mối quan hệ kinh doanh không còn khả năng duy trì”[1].
Hay theo Blawyers Việt Nam – Trinh Nguyễn thì điều khoản giải quyết tranh chấp đa tầng là “sự hài lòng giữa các bên liên quan đến việc giải quyết tranh chấp. Điều khoản này quy định rằng khi có tranh chấp phát sinh, các bên phải giải quyết thông qua các phương thức thương lượng, hòa giải trong một khoảng thời gian cụ thể. Sau khoản thời gian này, nếu các bên không thể giải quyết tranh chấp thì một bên mới có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài”[2].
Đồng quan điểm nhưng khái quát hơn, Luật sư Nguyễn Duy Linh cho rằng: “Điều khoản giải quyết tranh chấp thương mại đa tầng là giải quyết các tranh chấp được thông qua một chuỗi các bước khác nhau bởi cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ chế thay thế trong một quá trình giải quyết tranh chấp tổng thể theo cơ chế tăng dần”[3].
Như vậy, chung quy lại, tác giả đồng ý các khái niệm mà các nhà nghiên cứu trên đưa ra. Theo đó, điều khoản trọng tài đa tầng trước hết phải là các điều khoản có trong hợp đồng được các bên đồng ý nếu có tranh chấp phát sinh thì giữa các bên phải tiến hành giải quyết tranh chấp trước khi tiến hành tố tụng trọng tài bằng cơ chế ADR (Alternative Dispute Resolution. Cơ chế này được tiến hành tùy thuộc vào từng bên có thể bao gồm thương lượng, trung gian hoặc hòa giải, phân xử hoặc quyết định của chuyên gia.
2. Cơ chế giải quyết tăng dần của điều khoản trọng tài đa tầng
2.1. Thương lượng
Đây là cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tiên phải trải qua. Điều đó có nghĩa, muốn giải quyết tranh chấp trong điều khoản trọng tài đa tầng không thể lượt bỏ qua cơ chế thương lượng này. Khi tranh chấp xảy ra, việc cần làm trước hết là tự các bên dàn xếp, thỏa thuận với nhau mà không có sự tham gia bất kỳ của bên thứ ba hoặc bất kỳ ai vào cơ chế này. Đây được xem là khoảng thời gian các bên có thể đưa ra yêu cầu và mong muốn của mình nhằm mục đích được đáp ứng. Cơ chế này được xem là giúp các bên hiểu nhau hơn, ít rủi ro và không có sự tốn kém hay bó buộc nào, mọi vấn đề tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, kết quả thương lượng lại không có giá trị ràng buộc. Điều này, gây ra tác động ngược trở lại là nó có thể trở thành chướng ngại vật trì hoãn quá trình giải quyết tranh chấp nếu việc soạn thảo cơ chế này thiếu các điều khoản cơ bản.
2.2. Hòa giải
Khác với thương lượng thì hòa giải không chỉ cần có sự tham gia của các bên tranh chấp mà còn phải có sự hiện diện của bên thứ ba hoặc một người có uy tín giữ vai trò trung lập. Theo đó, bên thứ ba này sẽ là người đưa ra lịch hẹn các bên thương lượng đồng thời đưa ra hướng giải quyết trung hòa cả quyền và lợi ích giữa các bên tranh chấp nhằm đi đến sự thỏa thuận thống nhất. Việc giữ vai trò trung gian và đưa ra ý kiến, cái nhìn khách quan giúp các bên dễ dàng nhìn nhận vấn đề dễ dàng hơn thông qua việc tự soạn thảo quy định hòa giải mà không có sự ép buộc hay bất kỳ sự cưỡng chế nào.
2.3. Thẩm định chuyên gia
Giống với hòa giải thì thẩm định chuyên gia cũng cần sự tham gia của bên thứ ba. Tuy nhiên, bên thứ ba này phải có trình độ, chuyên môn nhất định có kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp về vấn đề mà bên tranh chấp đang vướng phải. Theo đó, các bên này sẽ thỏa thuận với nhau để thành lập hội đồng chuyên gia. Hội đồng này có thể được tồn tại suốt quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết hầu hết các tranh chấp phát sinh thông qua hợp đồng. Trường hợp, nếu sau khi có quyết định và hướng giải quyết của chuyên gia nhưng một trong các bên không đồng ý và thực hiện tự nguyện thì bên còn lại có quyền bắt buộc bên kia thực hiện.
2.4. Trọng tài
Đây có thể được coi là giai đoạn cuối cùng trong việc thi hành điều khoản trọng tài đa tầng. Việc giải quyết này được tiến hành căn cứ vào thảo thuận mà các bên đưa ra. Phán quyết này có giá trị thi hành theo quy định.
Xét theo cơ chế tăng dần của các điều khoản trọng tài đa tầng thì việc giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào điều khoản quy định với những cơ chế tăng dần như sau: từ thương lượng, hòa giải, thẩm định chuyên gia đến trọng tài. Đây là những cơ chế tăng dần, càng tăng dần thì khả năng mối quan hệ kinh doanh càng khó duy trì...
Ảnh minh hoạ
3. Thực tiễn áp dụng điều khoản trọng tài đa tầng
Hiện nay, mặc dù các điều khoản trọng tài đa tầng được các bên sử dụng một cách phổ biến trong hợp đồng điển hình là các hợp đồng kinh doanh mua bán. Tuy nhiên, thực tiễn khi có phát sinh tranh chấp thì các điều khoản trọng tài đa tầng này gần như không tồn tại trên thực tế. Phần lớn, các bên đã bỏ qua các bước giải quyết trong điều khoản. Thay vì, tiến hành theo các bước trong điều khoản trọng tài đa tầng thì các bên đã bỏ qua và lập tức nộp thẳng lên Tòa Trọng tài.
Câu hỏi đặt ra là: Liệu Tòa trọng tài có cần xem xét các bên đã thực hiện theo các bước trong điều khoản trọng tài chưa? Làm thế nào để xác định các bên đã thỏa mãn? Chế tài nào được áp dụng nếu các bước trong điều khoản trọng tài đa tầng này chưa được áp dụng? Thực tiễn đã có một số vụ việc của IIC đã từng gặp. Theo các tòa trọng tài về vấn đề tuân thủ điều khoản trọng tài đa tầng thì nó thuộc về quy trình tố tụng, luật tố tụng. Nếu trong trường hợp mà giữa các bên chưa thực hiện một trong các bước theo điều khoản thì khi nhận được đơn khởi kiện lên tòa trọng tài thì phiên tòa sẽ được hoãn và yêu cầu các bên phải thực hiện đầy đủ theo điều khoản trước khi đệ đơn lên tòa trọng tài[4].
Ảnh minh hoạ
Nhìn nhận chung, khi tuân thủ theo các bước trong điều khoản trọng tài đa tầng sẽ tạo dựng mối quan hệ kinh doanh bền chặt. Việc sử dụng các điều khoản trọng tài đa tầng giúp các bên linh hoạt trong việc giải quyết mâu thuẫn, bàn bạc thỏa thuận với nhau để giải quyết những tranh chấp nhỏ. Từ đó, hiểu nhau hơn, duy trì mối quan hệ làm ăn với nhau. Hơn thế, các bên sẽ linh động hơn đối với những tranh chấp lớn mà việc cùng nhau thỏa thuận không đạt ý muốn thì có thể đưa ra trọng tài hoặc tòa án. Đồng thời, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức của các bên. Điều đó thể hiện rõ ở việc nếu đưa một vụ tranh chấp đến tòa án hoặc trọng tài thì phải mất nhiều thời gian chi phí, qua nhiều thủ tục... Bên cạnh đó, việc giải quyết đó không chỉ có sự tham gia của một người của một bên mà phải được sự tham gia của nhiều người liên quan. Quan trọng hơn hết, việc kinh doanh của các bên, danh tiếng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, việc tuân thủ theo điều khoản trọng tài đa tầng cũng gây nên những cứng nhắc sau:
Thứ nhất, khó khăn trong việc dự liệu trước các tình huống khi soạn thảo các điều khoản trong hợp đồng. Khi việc soạn thảo không đầy đủ trong một số trường hợp sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng đến một bên khi các văn bản bổ sung chưa đầy đủ trong giai đoạn tiền tố tụng. Dẫn đến một trong các bên sẽ chịu thiệt và lợi ích sẽ nghiêng về phía bên còn lại.
Thứ hai, việc lạm dụng điều khoản trọng tài đa tầng dẫn đến hết thời hiệu thậm chí vô hiệu hóa bản án. Theo cơ chế tăng dần của việc thi hành các điều khoản thì một trong các bên có thể lợi dụng cơ chế này để kéo dài thời gian thực hiện điều khoản gây khó khăn trong việc giải quyết, tốn nhiều thời gian và quá trình tố tụng không được tiến hành theo trình tự.
Thứ ba, đối với các tranh chấp mang tính phức tạp cần có sự giải quyết của tòa án hoặc trọng tài thì các điều khoản này vô tình trở thành một trong những vấn đề khiến cho quá trình giải quyết không thể tiến hành, buộc các bên thực hiện các bước tiền tố tụng trọng tài hoặc tòa án mà không thể giải quyết bằng một số biện pháp khác để ngăn chặn và giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Thứ tư, khi tranh chấp xảy ra giữa các bên đã bàn bạc với nhau nhưng không giải quyết được thì dẫn đến tranh chấp kéo dài, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí nhưng vẫn không đạt được mong muốn giữa các bên.
4. Một số gợi mở cho Việt Nam trong việc thực thi hiệu lực các điều khoản trọng tài đa tầng
Một là, chú trọng việc soạn thảo các điều khoản liên quan đến vấn đề tranh chấp rõ ràng, từ ngữ không mang nhiều nghĩa suy diễn, thể hiện ý chí thỏa thuận của các bên trước khi giải quyết tại cơ quan tài phán.
Hai là, cần nêu rõ việc tiến hành từng bước giải quyết tranh chấp trong điều khoản và ghi rõ mỗi bước đó cần giới hạn thời gian cụ thể. Tức là ở mỗi bước giải quyết đều có giới hạn thời gian bắt đầu và kết thúc.
Ba là, cần thiết lập quan hệ hợp đồng tự nguyện, thiện chí, tuân thủ theo go88 game bài đổi thưởng Việt Nam đồng thời không trái đạo đức xã hội.
Bốn là, khi thực hiện hợp đồng các bên cần linh động hạn chế sử dụng từ mang nhiều nghĩa hay những từ ngữ mang hàm ý chia nhiều trường hợp. Chẳng hạn như thay vì sử dụng từ “có thể” thì hãy dùng từ “phải” để khẳng định chắc chắn và chỉ một trường hợp giúp lường trước những mâu thuẫn về cách hiểu khác nhau từ cách bên dẫn đến tranh chấp gây thiệt hại lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trường An, Ngô Nguyễn Thảo Vy (2020), “Hiệu lực hoạt động điều khoản tài chính đa tầng trong tài chính quốc tế và kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, tr. 93 – 103.
2. Cao Anh Nguyên (2017), “Thủ tục tiền tố tụng trọng tài – Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong việc mở rộng phạm vi thẩm quyền trọng tài”, Tạp chí Lập pháp, , 20/01/2024.
3. Nguyễn Mạnh Tuấn (2023), “Thẩm quyền quyết định hiệu lực thi hành của thỏa thuận trọng tài”, Tạp chí Tòa án, , 20/01/2024.
4. Trinh Nguyễn (2023), “Có bắt buộc phải thương lượng, hòa giải theo thuận lợi trước khi khởi động tranh chấp ra khỏi Trọng tài thương mại Việt Nam”, , 19/01/2024.
5. Nguyễn Duy Linh (2021), “Điều khoản giải quyết tranh chấp thương mại đa tầng dưới góc nhìn của Luật sư Nguyễn Duy Linh”, , 19/01/2024.
[1] Trần Ngọc Phương Minh (2018), “Hiệu lực điều khoản trọng tài đa tầng”, xem tại: , 19/01/2024.
[2] Trinh Nguyễn (2023), “Có bắt buộc phải thương lượng, hòa giải theo thuận lợi trước khi khởi động tranh chấp ra khỏi Trọng tài thương mại Việt Nam”, , 19/01/2024.
[3] Nguyễn Duy Linh (2021), “Điều khoản giải quyết tranh chấp thương mại đa tầng dưới góc nhìn của Luật sư Nguyễn Duy Linh”, , 19/01/2024.
[4] Trần Ngọc Phương Minh (2018), “Hiệu lực điều khoản trọng tài đa tầng”, xem tại: , 19/01/2024.