Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ảnh: TTXVN)
Xử lý dứt điểm các sai phạm; Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Tại phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển KT-XH, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển KT-XH.
Thực tế cho thấy từ chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo tổng rà soát, qua đó phát hiện hơn 300 nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập trong hàng trăm văn bản quy phạm go88 game bài đổi thưởng ; đến nay các cơ quan chức năng đã khắc phục, xử lý được 80 nội dung. Các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước.
Từ đó, góp phần rất quan trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, loại bỏ nhân tố kìm hãm sự phát triển, khơi thông nguồn lực xã hội, tạo cơ sở pháp lý để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm thực thi nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm đổi mới vì lợi ích chung. Tăng trưởng GDP cả nước 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023, là mức cao ở khu vực và trên thế giới chắc chắn có phần đóng góp không nhỏ của nhân tố này.
Một yêu cầu nữa đặt ra là công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được triển khai trong toàn Đảng, đến tận cơ sở đảng, từng chi bộ. Theo đó, tất cả cán bộ, đảng viên, mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị phải vào cuộc bằng những hành động cụ thể; phải đặt dưới sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nêu cao tự phê bình và phê bình với tinh thần đồng chí yêu thương lẫn nhau, vì lợi ích chung. Nâng cao chất lượng quản lý cán bộ để phát hiện từ sớm, giải quyết ngay từ đầu những vi phạm từ khi mới phát sinh, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, có tính hệ thống.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh yêu cầu đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là các biểu hiện tiêu cực là nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.
Từ đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những khâu còn yếu, những việc đang làm dở. Đặc biệt, xử lý dứt điểm những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu, tương trợ tư pháp, truy bắt, dẫn độ đối tượng bỏ trốn; những khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản tham nhũng, có giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng "tham nhũng vặt", gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Cùng đó, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra các vụ tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu phấn đấu từ nay đến hết năm tập trung kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 30 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Đặc biệt, tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC, Xuyên Việt Oil, Tập đoàn Điện lực VN, Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng)... và các vụ án, vụ việc liên quan đến nhân sự đại hội đảng các cấp.
Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xử lý kỷ luật hơn 4.000 đảng viên do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Do đó, cũng cần đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống tiêu cực, bởi tiêu cực, nhất là suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân trực tiếp, sâu xa dẫn đến tham nhũng. Vì vậy, đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực chính là phòng, chống tham nhũng từ sớm, từ xa, từ gốc. Chính vì yêu cầu này mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được bổ sung, mở rộng chức năng, nhiệm vụ để chỉ đạo cả phòng, chống tiêu cực.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc; về thanh toán không dùng tiền mặt... Đồng thời, cần khẩn trương khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, go88 game bài đổi thưởng theo kiến nghị của cơ quan chức năng…
Kiểm soát chặt chẽ, thực chất tài sản của người có chức vụ, quyền hạn, tiến tới kiểm soát tài sản của toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số; đẩy nhanh tiến độ triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt…Đây là những việc làm hết sức căn cơ nhưng cũng rất khó khăn, vì liên quan đến điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức, thói quen của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân.
Cũng theo yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cần chỉ đạo đẩy mạnh, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Nhất là tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm của các tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC…
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc; về thanh toán không dùng tiền mặt... Đồng thời, cần khẩn trương khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, go88 game bài đổi thưởng theo kiến nghị của cơ quan chức năng…
Bước đột phá mới trong phòng, chống tham nhũng
Thông tin về kết quả phiên họp 26, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Hữu Đông cho biết Ban Chỉ đạo đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển KT-XH, tăng cường, củng cố thêm niềm tin của nhân dân.
Theo ông Đông, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh các sai phạm, gắn với xử lý trách nhiệm chính trị người đứng đầu, tạo bước đột phá mới trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ năm 2023).
T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện T.Ư quản lý. Trong số này có 2 phó thủ tướng, nguyên phó thủ tướng; 3 bộ trưởng, nguyên bộ trưởng; 7 bí thư, nguyên bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 11 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng và tương đương; 18 chủ tịch, nguyên chủ tịch UBND tỉnh; 2 chủ tịch HĐND tỉnh; 4 phó bí thư, nguyên phó bí thư tỉnh ủy.
Thống kê từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, các cấp đã thi hành kỷ luật 141 cán bộ diện T.Ư quản lý, trong đó có 31 ủy viên, nguyên ủy viên T.Ư, 24 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Công tác điều tra, truy tố, xét xử tiếp tục được chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; xử lý nghiêm minh nhiều án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương theo đúng phương châm "xử lý một vụ cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo, trong 6 tháng đầu năm đã khởi tố 16 cán bộ diện T.Ư quản lý. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã xử lý hình sự 55 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý, trong đó có 16 ủy viên, nguyên ủy viên T.Ư Đảng. Chỉ tính riêng vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, theo ông Nguyễn Hữu Đông, trong số 23 bị can bị khởi tố, có 6 cán bộ diện T.Ư quản lý, gồm 1 bí thư, 1 nguyên bí thư, 1 phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, 2 chủ tịch, 1 nguyên chủ tịch UBND tỉnh. Đối với vụ Thuận An, trong số 8 bị can bị khởi tố, có 2 cán bộ diện T.Ư quản lý, gồm 1 bí thư Tỉnh ủy, 1 phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ngành thanh tra, kiểm toán cũng tập trung thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, qua đó kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 71.400 tỷ đồng và 24,9ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 856 tập thể, 3.862 cá nhân (tăng 72 tập thể, 950 cá nhân so với cùng kỳ năm 2023).
Ban Chỉ đạo cho biết trong 6 tháng, các cơ quan chức năng đã chuyển 269 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý. Kiểm toán Nhà nước cũng cung cấp 89 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.
Về công tác điều tra, truy tố, xét xử, Ban Chỉ đạo nhận định đã được chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương được chỉ đạo xử lý nghiêm minh theo đúng phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã khởi tố mới, điều tra 2.836 vụ án/5.975 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (tăng 841 vụ, 1.487 bị can so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 475 vụ án/1.094 bị can về các tội tham nhũng.
Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 8 vụ án/212 bị cáo, xét xử phúc thẩm 6 vụ án/39 bị cáo; trong đó, hoàn thành xét xử một số vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Điển hình như vụ Ngân hàng SCB, vụ Vạn Thịnh Phát, FLC, Tân Hoàng Minh, vụ đăng kiểm…
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoạt động ngày càng hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quyết định đưa 107 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, xử lý. Các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 444 vụ án/1.003 bị can về tham nhũng. Trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng ở địa phương đã phát hiện, xử lý hơn 150 trường hợp do tham nhũng, tiêu cực, trong đó xử lý hình sự hơn 50 trường hợp.
Công tác thu hồi tài sản tham nhũng; giám định, định giá tài sản, theo Ban Chỉ đạo, cũng có nhiều chuyển biến tích cực. "Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 7.750 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là 85.520 tỷ đồng", theo báo cáo của Ban Chỉ đạo.
Một kết quả nổi bật khác, theo Phó trưởng ban Nội chính T.Ư, là chủ trương tiếp tục khuyến khích cán bộ nghiêm khắc nhận trách nhiệm chính trị, tự nguyện từ chức, nhận khuyết điểm khi có sai phạm. Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét, cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện T.Ư quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Trong số này, có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên T.Ư Đảng. "Từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay đã có 32 cán bộ diện T.Ư quản lý bị xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác. Trong đó có 7 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 10 Ủy viên T.Ư", ông Đông thông tin.
Thu hồi hàng nghìn tỉ đồng trong các vụ án tham nhũng
Phó ban Nội chính T.Ư Nguyễn Hữu Đông cho biết thời gian qua, các cơ quan tiến hành tố tụng đã kịp thời tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản có giá trị lớn.
Cụ thể, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, cơ quan điều tra đã tạm giữ tổng số tiền, tài sản hơn 315 tỉ đồng; gần 2 triệu USD; 534 cây vàng và 1.444 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm trị giá hơn 1.117 tỉ đồng, 17 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở cùng nhiều tài sản giá trị khác.
"Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, trong 6 tháng đầu năm 2024 đã thu hồi được gần 7.750 tỉ đồng (tăng hơn 5.650 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay lên 85.520 tỉ đồng - đạt tỷ lệ 50,75%".