(Pháp lý) - Ngày 23/9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Đây là một trong những biện pháp chống tham nhũng mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay.
Chống chạy chức, chạy quyền
Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền gồm 4 Chương, 15 Điều, nêu rõ các cơ chế kiểm soát quyền lực; nhận diện 6 hành vi chạy chức, chạy quyền; 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức cũng như quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chống chạy chức, chạy quyền.
6 hành vi chạy chức, chạy quyền được nêu rõ. Đó là tiếp cận, thiết lập quan hệ với người có chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi mong muốn; Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, các cơ hội để sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi; Thứ ba, lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, tiến cử, bổ nhiệm mình hoặc người khác, "cánh hẩu" vào vị trí, chức vụ mong muốn; Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để mặc cả, đặt điều kiện, đòi hỏi vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi mình mong muốn…
Quy định cũng nêu 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Đó là che giấu, không báo cáo hoặc không xử lý hành vi chạy chức, chạy quyền. Không xử lý theo thẩm quyền, không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi nhận được đơn thư, phản ánh, tố cáo nhân sự có hành vi chạy chức, chạy quyền; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây sức ép người khác để tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự theo ý mình; Trực tiếp hoặc gián tiếp nhận hối lộ; Hỗ trợ, môi giới cho nhân sự thực hiện các hành vi chạy chức, chạy quyền.
Người vi phạm có thể bị khai trừ Đảng, xử lý hình sự.
Như vậy có thể Trung ương đã nhìn thấu vấn đề, nhìn ra các thủ đoạn chạy chức, chạy quyền lâu nay như ung nhọt trong bộ máy, mà hàng loạt quan chức bị điều tra, truy tố trong thời gian qua là biểu hiện rất rõ.
Câu hỏi dư luận đặt ra là chạy chức chạy quyền chủ yếu chạy bằng tiền, vậy thì quan chức lấy đâu ra tiền để chạy? Và khi đã chạy chức tốn kém thì lấy đâu để “hoàn vốn”? Những câu hỏi này phần nào được giải đáp bằng những vụ án nóng bỏng hiện nay.
“Nhìn quả luận nhân” thì có thể biết chắc rằng những quan tham bị phanh phui có lẽ từng đầu tư chạy chức chạy quyền và khi đã có quyền lực họ lại móc ngoặc với cánh hẩu để trục lợi. Và khi có nhiều tiền bạc thì họ lại càng có điều kiện củng cố quyền lực hơn, trở thành những “con sâu bự” trong bộ máy.
Những con số khủng khiếp
Cuộc đấu tranh chống tội phạm tham nhũng đang tiếp tục đưa ra ánh sáng những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều người, trong đó có nhiều cán bộ cao cấp và số tiền tham nhũng thất thoát ngày càng lớn. Điểm qua một vài vụ án gần đây đủ thấy mức độ “khốc liệt” của cuộc chiến này.
Ngày 25/9/2019, bị cáo Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) nhận mức án 14 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án gây thất thoát 1.700 tỷ đồng. Cùng tội danh, một cựu Tổng Giám đốc khác của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là Lê Bạch Hồng bị phạt 6 năm tù. Ông Ban phải bồi thường 292 tỷ đồng, ông Hồng bồi thường 150 tỷ đồng cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Tòa cũng tuyên phạt Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính) án 14 năm và bồi thường 292 tỷ đồng… Theo bản án của TAND Tp Hà Nội, Agribank phải bồi thường cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam gần 870 tỷ đồng.
Một vụ án cũng sắp đưa ra xét xử là vụ "nhận hối lộ, đưa hối lộ, vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone. Vụ án đã khởi tố hai bị can là cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Trong đó ông Son thú nhận đã nhận của Phạm Nhật Vũ 3 triệu USD.
Phạm Nhật Vũ bị khởi tố tội đưa hối lộ cùng các cựu lãnh đạo của doanh nghiệp MobiFone vì việc nâng khống giá trị của thương vụ mua AVG (do Vũ làm Chủ tịch HĐQT).
Đến nay, hơn 7.000 tỉ đồng thiệt hại của Nhà nước trong vụ này đã được thu hồi nhưng trách nhiệm của các cá nhân liên quan đang được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét.
Hay vụ "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Phú Thọ 5. Đây là dự án sản xuất ethanol làm nguyên liệu phối trộn tạo xăng sinh học được PVB khởi công thực hiện từ tháng 6/2009 trên diện tích 50ha, với vốn đầu tư ban đầu khoảng 1.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự án đã dừng thi công từ năm cuối 2011 do nhà thầu không đủ năng lực, nhưng tính đến 30/4/2018, PVB đã chi cho dự án số tiền vay từ ngân hàng là 772 tỉ đồng, thiệt hại tính bằng lãi suất là hơn 600 tỉ đồng, đây cũng được coi là thiệt hại trong dự án.
Kết quả điều tra ban đầu xác định trong hồ sơ chỉ định thầu, chủ đầu tư không yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu. Do đó, tháng 1/2019, cơ quan điều tra khởi tố thêm ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, vì những sai phạm liên quan đến dự án. Ngoài ông Thăng, còn hàng loạt cán bộ khác của PVB bị khởi tố.
Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát (Sabeco) cũng là một vụ điển hình. Tháng 11/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can, trong đó có ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Vụ án liên quan đến khu đất rộng hơn 6.000m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM.
Đây là khu đất được Bộ Tài chính giao cho Sabeco xây dựng trụ sở văn phòng và trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng theo phương án sắp xếp và xử lý nhà đất công. Tháng 6/2015, dựa trên tờ trình của Giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường lúc đó là ông Đào Anh Kiệt, ông Nguyễn Hữu Tín (Phó chủ tịch UBND TP.HCM) đã ký quyết định chấp thuận cho Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl thuê đất 50 năm, trả tiền một lần để xây dựng dự án khu phức hợp 6 sao, trung tâm hội nghị và cao ốc văn phòng cho thuê. Quyết định của ông Tín trái với quyết định của Bộ Tài chính. Ngoài ra, nếu Sabeco không có nhu cầu sử dụng lô đất này và giao lại cho nhà nước thì UBND TP HCM phải giao đất qua đấu giá quyền sử dụng đất chứ không phải tự ý giao chỉ định cho Công ty CP Đầu tư Sabeco Pearl, để rồi sau đó Sabeco thanh lý toàn bộ cổ phần sở hữu trong Sabeco Pearl cho Công ty CP Attland (1 trong 4 cổ đông sáng lập Sabeco Pearl, vốn điều lệ ban đầu chiếm 23%) với giá rẻ mạt.
Tương tự như vậy, vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" liên quan đến dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Năm 2011, ông Tài đã ký quyết định giao lô đất vàng 8-12 Lê Duẩn cho Công ty cổ phần đầu tư Lavenue (Công ty Lavenue) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê mà không thông qua đấu giá, đấu thầu. Quyết định này là sai với quy định của Thủ tướng Chính phủ. Khu đất số 8-12 Lê Duẩn có diện tích gần 5.000m2 thuộc sở hữu nhà nước, năm 2007, UBND TP chủ trương thu hồi để đấu thầu chọn nhà đầu tư uy tín, kinh nghiệm xây dựng khách sạn 5 sao. Theo Thanh tra Chính phủ, ông Tài là người ký duyệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình trên đất khoảng 622 tỉ đồng (khoảng 176 triệu đồng/m2) sai quy trình vì không xin ý kiến của Thường trực HĐND TP.HCM và không báo cáo với HĐND TP.HCM tại kỳ họp gần nhất…
Báo chí cũng nói nhiều đến những thất thoát tài sản nhà nước qua các giao dịch liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh với sự tiếp tay của quan chức như Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến; Phó Chủ tịch Tp HCM Nguyễn Hữu Tín… gây bức xúc dư luận.
Bài học nào được rút ra?
Những con số thất thoát hàng trăm tỉ đồng, hàng ngàn tỉ đồng trong các vụ án được phanh phui đặt ra nhiều vấn đề và để lại những bài học thực tiễn đau xót.
Thứ nhất là giám sát, kiểm soát quyền lực.
Các quan chức như cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng; cựu Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Huy Ban, Lê Bạch Hồng; các cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến; các Phó Chủ tịch TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài… dường như đã dễ dàng ký những văn bản trái thẩm quyền, trái các quy định của Nhà nước gây thiệt hại lớn, nhưng không được phát hiện và kịp thời ngăn chặn. Trong bộ máy tổ chức nhà nước, có đủ thiết chế để kiểm soát quyền lực, để ngăn chặn lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi như các cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ, các hàng rào kỹ thuật về tài chính, bên cạnh đó là công tác an ninh kinh tế, thanh tra… nhưng những thiết chế này đã bị vô hiệu. Hay nói dễ hiểu hơn là không bộ phận nào phát hiện sai phạm để ngăn chặn hoặc phát hiện ra sai phạm nhưng không có biện pháp ngăn chặn vì nhiều lý do.
Do đó, rà soát lại những thiết chế kiểm soát, giám sát quyền lực, buộc quan chức chỉ được làm những gì go88 game bài đổi thưởng cho phép, đúng thẩm quyền và đúng quy định là một vấn đề nóng hiện nay.
Thứ hai là giám sát, kiểm soát tài sản quan chức
Mặc dù đã có quy định về kê khai tài sản nhưng đến nay hoạt động này vẫn mang tính hình thức và không công khai nên quy định này chưa có tác dụng tích cực. Hơn nữa nền kinh tế tiêu tiền mặt và không đánh thuế bất động sản lũy tiến với tài sản thứ hai, thứ ba… dẫn đến quan chức thỏa sức vơ vét, làm giàu mà không bị phát hiện.
Những trường hợp quan chức xây biệt phủ trị giá hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ đồng nhưng không được xử lý nghiêm khắc, đúng go88 game bài đổi thưởng dẫn đến họ nhờn luật.
Câu chuyện ông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu USD nhưng đến nay chưa thu hồi được là điển hình của sự bất lực trước tài sản tham nhũng. Nếu tình trạng kiểm soát biến động tài sản quan chức còn hình thức như hiện nay thì chắc chắn tham nhũng khó được ngăn chặn hiệu quả như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Thứ ba là phòng ngừa tham nhũng
Làm thế nào để muốn tham nhũng nhưng không tham nhũng được, thì khi đó cuộc chiến chống tham nhũng thành công. Muốn như vậy phải có hệ thống các quy định của go88 game bài đổi thưởng một cách chặt chẽ.
Một trong những biện pháp chính là Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền vừa được ban hành. Nếu ngăn ngừa được chạy chức, chạy quyền đi cùng với cơ chế kiểm soát, giám sát quyền lực, kiểm soát chặt chẽ tài sản quan chức thì cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhất định sẽ có chuyển biến về chất, hiệu quả hơn, thực chất hơn.
Thái Đăng